Tỉnh Nam Định khi xưa còn gọi là Thành Nam là vùng đất “Địa Linh Nhân Kiệt”, nơi xuất hiện rất nhiều anh hùng, hào kiệt đã được ghi chép lại trong sử sách Việt Nam. Trong những vị anh hùng đó có một người con gái chí dũng song toàn, chiến đấu và hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Khi mất nàng được sắc phong là “Giám Thương Công Chúa” và hóa thành Bà Chúa Kho Nam Định trong tâm thức của nhân dân ngàn đời sau.
Giới Thiệu Về Bà Chúa Kho Thành Nam – Nam Định
Trong những nữ anh hùng được phong là Bà Chúa Kho qua các thời kỳ thì xuất hiện muộn nhất chính là Bà Chúa Kho của Thành Nam (Thành Nam là tên gọi cũ của tỉnh Nam Định), danh hiệu của bà là “Giám Thương Công Chúa”. Cuộc đời của Bà gắn liền với thời kỳ đau thương khi thực dân Pháp xâm lược.
Tên thật của Bà là Nguyễn Thị Trinh, cha là Nguyễn Kế Hưng (một vị quan Vệ Úy) chuyên trông coi kho lương thực và khí giới ở thành Nam.
Bà là người có tính tình ngay thẳng, cương trực, có sức khỏe hơn người thường, ham mê tập luyện võ nghệ từ nhỏ, hơn 20 tuổi chưa chịu lấy chồng chỉ thích luyện đao, múa kiếm và giúp đỡ gia phụ trong việc quản lý sổ sách và trông coi kho lương thực, vũ khí.

Lịch Sử Kể Lại Rằng:
Vào năm Quý Dậu (1873), thực dân Pháp tiếp tục tấn công ra miền Bắc, giặc chiếm được lần lượt các thành trọng điểm như: Ninh Bình, Phủ Lý, Hưng Yên, Hà Nội,…Ngày 4/12/1873 quan địch dùng chiến thuyền theo đường biển tiến quân đánh thành Nam Định. Trên dọc đường đi đã bị nhân dân ta chặn đường tiến quân rất nhiều lần nhưng do sự vượt trội về vũ khí hiện đại nên vẫn tới được Thành Nam Định.
Ngày 10/12/1873 tướng Gácniê ra lệnh quân đội bắt đầu nổ súng chiếm lấy thành Nam nhưng đã gặp phải phòng tuyến vòng ngoài vô cùng nghiêm ngặt đã khiến cho quân Pháp không thể tiến quân thêm được nên đành tạm thời rút lui.
Những ngày tiếp theo chúng tập trung hỏa lực đánh phá chí mạng tại duy nhất 1 cổng chính và cho bắc cầu gỗ qua những chông gai thép của quân đội ta, và cho bắc thang áp sat bờ tường thành để leo lên chiếm đánh.
Khi cổng thành đã bị phá, quân Pháp tràn vào trong hỗn chiến với quân đội ta trên các con phố sau đó chúng dồn ta co cụm lại một số nơi như Phủ Tổng Đốc, Kỳ Đại (Cột Cờ). Hàng trăm nghĩa binh như: Ngô Lý Diện, Trần Vĩnh Cát, Nguyễn Văn Hộ đã anh dũng hy sinh.

Công Lao Của Bà Chúa Kho Thành Nam Định:
Lúc đó, bà Nguyễn Thị Trinh được giao trọng trách bảo vệ kho lương. Khi biết tin cha đang tử chiến và bị vây bắt tại Cột Cờ, ngay lập tức bà lệnh cho người chốt chặt các cửa kho và dẫn một toán quân đến trợ chiến cho cha.
Khi Nguyễn Thị Trinh đến nơi thì cha của Bà đã hy sinh vì mất quá nhiều máu, Bà đã cùng tàn quân còn lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ lá cờ treo trên đỉnh Kỳ Đài.
Thành Nam thất thủ vào ngày 11/12/1873. Nhiều anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến đó có thể kể tên như: Ngô Lý Diện, Trần Vĩnh Cát, Đặng Huy Trinh,… và không thể không kể tới đó là nữ anh hùng Nguyễn Thị Trinh. Bà mất lúc đó mới tròn 21 tuổi, thi thể Bà đã được nhân dân chôn cất tại ngay nơi bà hy sinh ở phía đông của Cột Cờ.
Địa Điểm Thờ Phụng và Tri Ân Bà Chúa Kho Nam Định
Sau khi quân đội Pháp rút lui khỏi Nam Định sau hòa ước giữa Nhà Nguyễn và quân Pháp được ký kết vào năm 1874, nhà Vua bắt đầu truy phong tước hiệu cho những người có công với đất nước trong đó có Bà Nguyễn Thị Trinh.
Bà được sắc phong làm “Công Chúa Giám Thương” tức là “Công Chúa trông coi kho” và được lập đền thờ ngay nơi bà hy sinh anh dũng tại dưới chân Cột Cờ nên nhiều người hay gọi là Đền Cột Cờ. Từ đó mới có thêm tên gọi là Bà Chúa Cột Cờ.
Đến đời nhà vua Thành Thái, Bà được triều đình sắc phong thêm mỹ tự là “Tiết Liệt Anh Phong”. Được phong làm Thần hay còn gọi là “Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần”. Nơi thờ Bà Chúa Kho Thành Nam là một địa điểm thờ cúng tâm linh gắn liền với đời sống, tín ngưỡng của người dân vùng Nam Định.

Đền Bà Chúa Kho Nam Định còn có tên gọi khác là:
Về sau khi thực dân Pháp đã đô hộ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì chúng cũng đã nhiều lần tàn phá các di tích lịch sử văn hóa của đất nước và trong đó có cả đền thờ bà Nguyễn Thị Trinh.
Nhân dân Nam Định đã cùng nhau gây dựng lại ngôi đền và cải trang lại ngôi đền là đền thờ Bạch Hoa – một thị nữ của Chúa Liễu Hạnh (trong tín ngưỡng thờ Mẫu) chứ không phải thờ người thật việc thật để tránh tai mắt của quân giặc. Nên nhiều người cho đến ngày nay vẫn gọi là Đền Bạch Hoa.
Tuy nhiên tại ngôi đền vẫn còn giữ nguyên các hoành phi, câu đối ca ngợi công lao của bà Nguyễn Thị Trinh vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay.
Ngoài đền thờ Bà dưới chân cột cờ Nam Định thì còn có nhiều nơi khác cũng thờ “giám thương công chúa” Nguyễn Thị Trinh như đền Nguyên Thương ở phường Nguyễn Du, đền Bồng Lai ở phường Bà Triệu. Nơi nào cũng còn giữ các câu đối ca ngợi công lao của Bà.
Một ngôi đền thờ hai vị Bà Chúa Kho
Đền Nguyên Thương trước đây là thờ một vị Bà Chúa Kho thời nhà Lý, có hiệu là “Thương Tiên Chúa Thánh”. Khi đến đời vua Gia Long, ông cho xây dựng lại đất đai vùng Nam Định và xây dựng lại các ngôi đền tại đây. Khi đó nhân dân đã lập bài vị bà Nguyễn Thị Trinh và đưa vào thờ chung ngôi đền với “Thương Tiên Chúa Thánh”. Một ngôi đền mà thờ hai vị Bà Chúa Kho của hai triều đại khác nhau cũng là điểm nhấn văn hóa khá thú vị.
Lời Cuối:
Mỗi một vùng đất, mỗi một vị trí kho quân lương, quốc khố đều có những người chịu trách nhiệm cai quản, trông coi, đặc điểm chung của họ đều là những người phụ nữ “trung can nghĩa đảm”. Được nhân dân ngàn đời sau mãi ghi nhớ công lao và dựng lên những ngôi đền thờ phụng hương khói. Ví dụ như:
Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh – Trông coi ngân khố, của cải quốc gia thời nhà Lý.
Đền Bà Chúa Lẫm – Vợ Vua nhà Trần
Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ, Hà Nội – Nữ trung hào kiệt thời Vua Trần Nhân Tông
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0964.881.678
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội