Những ngôi Đình, Đền, Miếu, Phủ đã gắn liền với văn hóa thờ cúng tâm linh của người dân Việt Nam đã có từ bao đời nay. Là nơi được nhân dân ta lập ra theo phong tục thờ kính các vị thần linh, thánh mẫu, thành hoàng làng, những người đã có công lao cho dân tộc, cho đất nước khi mất được dựng lên các ngôi đền, đình, miếu, phủ để nhân dân hương khói quanh năm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về các quy tắc chung khi đi lễ đình, đền, miếu, phủ bạn nên tìm hiểu sẽ giúp bạn biết được các nghi thức tâm linh đã có từ bao đời nay nhé.

Văn Hóa Đi Lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
Người Việt Nam có nét văn hóa lâu đời là cứ mỗi mùa xuân về đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới âm lịch hằng năm sẽ đi hành lễ, trẩy hội tại các đình, đền, miếu, phủ có tại khắp nơi trên cả nước. Một phần là đi du xuân thưởng ngoạn, và cái chính là tỏ lòng tín ngưỡng những văn hóa tâm linh đã có từ ngàn đời nay.
Sự linh thiêng của từng nơi cũng đem lại giá trị rất lớn về mặt tâm lý, và còn là nơi mà người dân có thể tới cầu xin những nhu cầu chung cho quốc thái dân an, những nhu cầu riêng cho gia đình an khang thịnh vượng, cho bản thân được tài lộc, gặp nhiều may mắn và giải đi hết những âu lo, phiền muộn trong cuộc sống.
Và đương nhiên khi chúng ta đi lễ tại các địa điểm tâm linh thì cũng nên tìm hiểu qua về các quy tắc đi lễ đình, đền, miếu, phủ. Hướng dẫn dưới đây là quy tắc chung được người dân bao đời nay áp dụng tại các đền, đình, miếu, phủ nhưng tại một số nơi cũng có những phong tục tập quán riêng nếu có thời gian bạn cũng nên tham khảo qua (ví dụ như: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh nổi tiếng về phong tục vay vốn Bà Chúa Kho trong kinh doanh làm ăn).

Quy Tắc Đi Lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ:
Theo văn hóa cũng như phong tục cổ truyền của người Việt Nam thì có một vài quy tắc khi đi lễ đình, đền, miếu, phủ là việc đầu tiên cần phải làm đó là chuẩn bị một chút lễ mọn tâm thành. Lễ có thể tố hảo hoặc đơn giản bắt nguồn từ tâm mà ra chứ không có bắt buộc nào cả.
- Lễ chay gồm có: Hương, hoa, quả, oản, trà, bánh, kẹo, cau, trầu, nước, và có thêm một chút vàng mã như nón, hài, tiền vàng, kim ngân,… để dâng các ban Thánh Mẫu.
- Lễ mặn gồm có: Thịt Gà, Lợn, giò, chả, bánh chưng được làm cẩn thận, sạch sẽ và nấu chín lục không được chín tái. Bộ lễ này được dâng tại ban công đồng – hội đồng các quan – ngũ vị tôn ông.
- Lễ đồ sống gồm có: Trứng gà, vịt và miếng thịt lợn sống cắt miếng 3 lạng hoặc 5 lạng đi kèm với gạo và muối. Bộ lễ này đặt tại gầm (hạ ban) của ban công đồng để dâng lên cho (Thanh Xà, Bạch Xà, Ngũ Hổ). Thường thì người ta sẽ dâng lên 5 quả trứng vịt, 2 quả trứng gà, 1 miếng thịt sống, và kèm theo 1 đinh tiền vàng các quan.
- Lễ mặn sơn trang gồm có: Cua, Tôm, Ốc, Cá, Chanh, Gừng, Ớt. Xôi nếp cẩm, bún đậu mắm tôm. Nên dâng đồ vật cho đủ 15 thứ phẩm ví dụ: 15 quả ớt, 15 quả chanh, 15 con ốc,…. Ý nghĩa là tại ban sơn trang có thờ 15 vị gồm 1 bà chúa, 2 người hầu và 12 cô sơn trang.
- Lễ dâng ban cô, ban cậu gồm có: Hoa, quả, bánh, kẹo, nước, vàng mã có nón, áo, hài, và thêm một số đồ chơi cho trẻ nhỏ như: Gương, lược, trang sức, kèn, sáo, trống,…
- Lễ dâng thành hoàng, thư điền thì nên dâng mâm xôi trắng đặt lên trên một miếng thịt lợn luộc hoặc tố hảo hơn có thể để nguyên 1 cái thủ lợn luộc sạch sẽ. Đi kèm với chai rượu nếp và một chút tiền vàng.

Trình Tự Dâng Lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
- Đầu tiên bạn tới dâng lễ Thần Thổ Địa của mảnh đất đó hay còn gọi là lễ trình để báo cáo các vị thần linh hôm nay con tới dâng lễ xin lộc.
- Tiếp theo đó bạn sắp lễ ra các mâm, khay khác nhau để bắt đầu đặt lễ theo đúng vị trí các cung ban.
- Khi dâng lễ đặt vào ban phải tỏ lòng thành kính dâng lên và phải đặt bằng 2 tay, cố gắng đặt vị trí đẹp nếu có, và đặt các ban chính trước xong mới tới đặt các ban nhỏ.
- Chỉ khi nào bạn đặt đầy đủ lễ xong thì mới quay ra đi thắp hương và đi vái các ban phải theo thứ tự các cung ban chính trước sau mới tới các ban nhỏ. Thường thì ban cô, ban cậu sẽ tới cúng vái cuối cùng.
Thứ tự khi đi thắp hương:
- Nếu có lư hương đồng giữa sân thì thắp ở đó trình báo trước rồi tiến vào bên trong các cung ban, ban chính lúc nào cũng phải thắp hương trước sau mới tới các ban nhỏ xung quanh.
- Khi châm hương nên chọn số que hương theo số lẻ 1,3,5,7,9 và thường thì người ta sẽ thắp 5 nén.
- Khi cắm hương tại bất kỳ đâu thì đều phải nâng que hương lên ngang chán, 2 tay chắp lại vái 3 vái rồi mới cắm vào bát hương. Nếu có lá sớ tấu trình thì đặt lên đĩa kẹp 2 tay lại và dâng lên vái.
- Khi khấn thì nên thỉnh 3 hồi chuông sau đó mới khấn. Đọc văn khấn trước các cung ban hoặc có thể chỉ cần đặt lên mâm lễ và dâng tại đó.
Quy tắc hạ lễ:
- Sau khi bạn đã khấn, vái đầy đủ các cung ban chính xong phải chờ hết 1 tuần nhàng mới được hạ lễ và trong lúc chờ hết nhang thì có thể đi dạo thăm quan phong cảnh của nơi đó.
- Trước khi hạ lễ thì đi 1 vòng qua các cung ban để vái tạ 1 lượt.
- Khi hạ lễ ra thì mang kim ngân vàng mã đem đi hóa tại lò, hóa sớ trước rồi mới tới các đồ khác. Hóa lễ của các ban chính trước rồi mới hóa tới các ban nhỏ, thường thì vàng mã ban cô, ban cậu hóa sau cùng.
- Lộc trần hoa quả, bánh kẹo, rượu bia,… bạn để dành ra 1 chút biếu lộc lại cho những vị thủ nhang của đền hoặc những người trông coi đình, miếu, phủ. Còn đâu gói lại mang hết về để chia cho những người trong gia đình mình thụ lộc.
- Lưu ý: nếu dâng lễ đồ chơi cho ban cô, ban cậu thì dâng lại hết không mang gì về, trứng gạo muối hạ ban cũng nên để lại.
Liên Hệ:
Hotline: 0964.881.678
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội