Chùa ở tỉnh Lai Châu và những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

khu-du-lich-tam-linh-chua-linh-ung-o-lai-chau

Cùng chúng tôi dạo qua bài viết để hiểu hơn về những nét văn hóa đặc sắc và ẩm thực vùng núi Tây Bắc. Và tìm hiểu xem những địa điểm du lịch tâm linh đền chùa ở Lai Châu có những nơi nào nhé.

Về vị trí địa lý, văn hóa và ẩm thực ở tỉnh Lai Châu có những gì:

Lai Châu là một tỉnh nằm ở giáp biên giới thuộc vùng Tây Bắc, nơi đây có địa hình đồi núi cao nhấp nhô như chạm tới bầu trời, thời tiết ở đây quanh năm mây mù bao phủ. Vùng đất nơi đây vô cùng bí ẩn đầy sức quyến rũ với những nét đẹp hùng vĩ mà nguyên sơ cùng một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú đặc sắc.

vi-tri-dia-ly-tinh-lai-chau

Trên đất Lai Châu hiện nay có 20 dân tộc anh em cùng chung sống, vậy nên nơi đây là sự kết hợp giao thoa trong nếp sống, trang phục và cách ứng xử giao tiếp hằng ngày của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt là chợ phiên vùng cao chính là nơi biểu hiện rõ nét nhất những nét văn hóa đặc trưng ở Lai Châu.

Trong những phiên chợ ấy mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc thiểu số, cũng là nơi để người ta gặp gỡ trò chuyện trao đổi buôn bán với nhau hay cũng chính là nơi phô lên được sự rực rỡ của vẻ đẹp trang phục trong con mắt của khách du lịch khi tới nơi đây.

cho-phien-o-lai-chau

Ngoài ra thì Lai Châu còn có nhiều những ngày lễ hội mang những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc, và hầu hết các ngày lễ hội truyền thống ở đây đều mang tín ngưỡng dân gian, do làng, bản chịu trách nhiệm được tổ chức theo một chu kỳ thời gian, mùa vụ nhất định. Những ngày lễ hội đó không mang nặng tính chất mê tín dị đoan, mà chỉ mang ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho sức khỏe của muôn dân.

Những đối tượng được người dân nơi đây thờ tự tại các lễ hội là ác vị thần như thần cây, thần sông suối, thần ruộng nương… Người dân bản địa nơi đây tin vào một thế giới tâm linh, nơi dìu dắt được phần hồn của thế giới trần gian. Và trải qua các ngày lễ hội dân gian đó người ta thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, như được gột rửa những điều ác điều xấu, quên đi những cực nhọc lo toan trong cuộc sông hằng ngày.

le-hoi-van-hoa-o-tinh-lai-chau

Lễ hội ở Lai Châu mang đậm chất thơ ca và diễn xướng dân gian, trong đó luôn hàm chứa lời dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải, luôn đoàn kết cộng đồng. Ngoài ra thì trong các ngày lễ ở đây không thể thiếu đi phần trò chơi dân gian; nó không chỉ là để thể hiện sâu sắc những nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của mỗi dân tộc mà còn giúp rèn luyện sức khỏe sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt, sản xuất hằng ngày của bà con.

Vốn dân ca, dân vũ, dân nhạc, trường ca sử thi, tín ngưỡng tôn giáo, chữ viết, ngôn ngữ ở trên địa bàn tỉnh là một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và quý báu, có tác động lên các hoạt động văn hóa và đời sông tinh thần của người dân nơi đây. Ngôi nhà truyền thống của từng dân tộc về cơ bản vẫn dữ được nét đẹp riêng của mình.

Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho tỉnh Lai Châu một phong cảnh hết sức hữu tình cùng nhiều di tích lịch sử đáng chú ý. Đó là những dải cao nguyên có chiều cao trên 1.500m nơi mà mây, sương phủ trắng quanh năm, khí hậu luôn luôn trong lành, không khí thì mát lạnh như: cao nguyên hồ Thầu, Dào San, Sìn Hồ…; hay là suối nước nóng nước khoáng thiên nhiên ở núi đá Ô, động Tiên, suối nước nóng Vàng Bó…; là dinh thự Đèo Văn Long; là bia Lê Lợi…

am-thuc-lai-chau

Để nói về ẩm thực:

  • Trước hết phải kể đến lợn rừng thường gọi là lợn “ cắp nách” hay lợn lửng chính là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao; ở đây nó chỉ được ăn cỏ cây lại chậm lớn nên thịt của chúng rất thơm ngon, hầu như sẽ là không có mỡ.
  • Món cá bống vùi tro: cá bống chế biến trong món ăn ở nơi đây được bắt lên từ các con sông, con suối rồi trải qua quá trình kỳ công chế biến của người dân bản địa cho ta hương vị đặc biệt của những gia vị núi rừng, thịt cá ngậy mà lại không béo, và mùi thơm của lá dong nướng khi thưởng thức món ăn.
  • Còn nếu ai có dịp được ghé qua bản làng của người Thái thì không thể nào bỏ qua món măng nộm hoa ban để thưởng thức đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi trog cùng một món ăn.

Xem thêm: Du Lịch Tâm Linh ở Lào Cai có những ngôi Đền Chùa nào nổi tiếng

Những địa điểm du lịch tâm linh Đền Chùa ở Lai Châu

Bia Lê Lợi

Bia được đặt nằm trên vách đá Pú Huổi Chỏ, về phía Bắc của bờ sông Đà thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ. Trên đó có khắc bài minh văn của vua Lê Lợi, khắc vào năm 1431 nhằm xác định chủ quyền lãnh thổ vùng núi Tây bắc.

Vào năm 1407, khi quân Minh sang xâm lược nước ta thì Đèo Cát Hãn đầu hàng quân Minh và được cho cai quản thổ ty châu Ninh Viễn ( chính là vùng đất Lai Châu ngày nay). Vào tháng 11/1427, Lê Lợi đã phái Chủ thư thị sử là Trần Hổ đến Châu Ninh Viễn nhằm để chiêu mộ Đèo Cát Hãn về phe mình. Lúc bấy giờ Đèo Cát Hãn đã mang quân binh và voi đến quy thuận nhà Lê.

bia-le-loi-o-lai-chau

Nhưng sau đó không lâu vì Đèo Cát Hãn đã làm phản, vào năm 1431 Lê Lợi đã phái Tư Tề và Lê Sát là hai vị tướng tài giỏi đêm quân đến đánh; rồi cũng chính đích thân vua đem quân ngược theo dòng sông Đà lên châu Ninh Viễn, dẹp loạn đánh tan quân Đèo Cát Hãn và chấm dứt sự ảnh hưởng của nhà Minh đối với mảnh đất Lai Châu lúc bấy giờ, thống nhất đất nước.

Sau khi dành được chiến thắng trong trận chiến, Lê Lợi đã khắc bút tích trên tấm bia đá nhằm để khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt với vùng biên giới Tây Bắc này. Tòa bộ văn trong bài văn được tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật với kích thước là 1,2m x 0,8m trong đó có 132 chữ.

Địa điểm du lịch tâm linh bia Lê Lợi thuộc tỉnh Lai Châu vào năm 1981 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn còn được biết đến với các tên gọi khác là động Đá Trắng, động Đán Đón, động Bình Lư, Pờ Ngài Tủng. Được xây dựng nằm cạnh quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

Tương truyền về động Tiên Sơn rằng ở đây có 99 hồ nước trong xanh sẽ tượng trưng cho 99 chô gái xinh đẹp, siêng năng; còn 99 ngọn núi cao sẽ tượng trưng cho 99 chàng trai khỏe mạnh, cường tráng. NHững ngọn đồi và hồ nước này nối tiếp nhau ôm trọn cả một vùng đất lớn trù phú, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ thu hút đông đảo khách du lịch đến với động.

khu-du-lich-tam-linh-dong-tien-son-o-lai-chau

Động Tiên Sơn gồm có 49 cung nối tiếp nhau, chạy dọc dài và thông qua hai sườn núi, càng đi sâu hơn vào trong thì quy mô các cung càng được mở rộng hơn. Phía bên trong động có nhiều thạch nhũ với muôn hình vạn trạng, có màu sắc huyền ảo. Bên dưới lòng động có một con suối trong vắt chảy qua, nó luồn lách chảy qua các cung.

Đây chính là một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất trong vùng còn lưu dữ được nét hoang sơ. Ngôi động có đáy khá phẳng, trần thì cao, có nhiều nhũ đá rũ xuống cũng như mang đá được mọc lên tạo thành những hình thù vô cùng thú vị.

Khu du lịch tâm linh Động Tiên Sơn ở tỉnh Lại Châu vào năm 1992 đã được nhà nước công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Miếu Nàng Han

Miếu được người dân lập lên ở bản Tây An thuộc xã Mường So và bản Phai Cát, xã Khổng Lào thuộc huyện Phong Thổ của đồng bào dân tộc Thái trắng, người dân đều gọi nơi đây là miếu Nàng Han ( Hơn méo Nàng Han) .

Theo quan niệm của người dân nơi đây là một địa điểm thờ cúng một nhân vật trong truyền thuyết mang tên là Nàng Han ( Nàng ở đây ám chỉ là một người con gái, Han có nghĩa là một vị anh hùng), có thể hiểu đây là nơi thờ cúng một vị nữ anh hùng của người dân bản địa.

mieu-nang-han-o-lai-chau

Theo người xưa tương truyền lại rằng Nàng Han xuất thân từ một gia đình người Thái ngèo của vùng Chiềng Sa. Sau khi đánh tan quân xâm lược nàng đã xuống suối tắm rửa sạch sẽ, rồi cùng dân bản vui vẻ đón mùa xuân tới. Rồi tới một ngày nàng cũng tắm trên con suối đấy nhưng lần này nàng để lại thanh gươm trên bờ rồi bay về trời. Người dân đã lập miếu thờ nàng tại đây để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Nàng Han được dân bản tổ chức vào ngày 15 tháng hai âm lịch hàng năm, không chỉ để tưởng nhớ và tôn vinh nữ anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái trắng, mà còn là để tri ân Nàng Han và mong cầu sự ấm no, cuộc sống an lành, nhân khang, vật thịnh. Địa điểm du lịch tâm linh Miếu Nàng Han thuộc tỉnh Lai Châu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Khu du lịch tâm linh Chùa Linh Ứng ở Lai Châu

Khu du lịch tâm linh Chùa Linh Ứng tại xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, ở tỉnh Lai Châu.

Chùa Linh Ứng là một ngôi chùa hoàn toàn mới được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ với diện tích hơn 5ha bao gồm đầy đủ các hạng mục như: Cổng tam quan, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, điện Tam Bảo, giảng đường và nhà Tăng Ni.

khu-du-lich-tam-linh-chua-linh-ung-o-lai-chau

Chùa sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2022 hứa hẹn sẽ là trung tâm Phật Giáo mới dành cho các tăng ni phật tử khắp mọi miền đổ về hành hương lễ Phật.

Ngoài ra vị trí xây dựng Chùa Linh Ứng nằm trên một ngọn núi cao còn là nơi dành cho khách du lịch có nhu cầu đi săn mây tại vùng Tây Bắc mộng mơ.

Địa điểm du lịch tâm linh Chùa Linh Sơn ở Lai Châu

Địa điểm du lịch tâm linh Chùa Linh Sơn nằm ngay tại phường Tân Phong, ở TP Lai Châu. Chùa có đầy đủ gian thờ mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát rất tráng lệ và uy nghi. Là nơi các tăng ni, phật tử nên đến mỗi khi tới vùng đất Tây Bắc.

dia-diem-du-lich-tam-linh-chua-linh-son-o-lai-chau

Chùa Linh Sơn còn là địa điểm thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện dành cho trẻ em nghèo trên địa bàn và các tỉnh miền núi Tây Bắc


Xem thêm: Những ngôi Đền Chùa ở tỉnh Yên Bái nổi tiếng nhất để đi du lịch tâm linh


Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 - (1 bình chọn)