Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội

kham-pha-chua-tran-quoc-o-ha-noi

Nếu bạn muốn đi đến một địa điểm để thư giãn, bình yên giữa một thủ đô nhộn nhịp, hiện đại, vẫn có một nơi linh thiêng, cổ kính và yên bình nằm tọa lạc giữa Hồ Tây mênh mông sóng nước là một gợi ý dành cho bạn, chùa Trấn Quốc Hà Nội. Một ngôi chùa nổi tiếng có niên đại lâu đời nhất Hà Nội được bảo tồn và giữ được lại những lối kiến trúc và cảnh quan theo nguyên tắc khắt khe, là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch, đặc biệt vào những dịp lễ mỗi năm. Hãy cùng theo chân Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh khám phá và tìm hiểu ngôi chùa cổ kính ở thủ đô Hà Nội nhé!

kham-pha-chua-tran-quoc-o-ha-noi

Những thông tin cần biết về chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Trước khi khám phá tìm hiểu, tham quan chùa Trấn Quốc bạn nên có cho mình những thông tin cơ bản về nơi đây để có chuyến đi du lịch tâm linh an toàn và phù hợp với kế hoạch. Những thông tin về chùa Trấn Quốc Hà Nội dưới đây sẽ giúp cho bạn lên được lịch trình và đảm bảo thời gian cũng như có lộ trình di chuyển rõ ràng.

Địa điểm và hướng dẫn di chuyển đến Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa tọa lạc trên con đường Thanh Niên, có địa điểm sát hồ Tây và hồ Trúc Bạch, bạn có thể dễ dàng tìm đến, bởi chùa ở vị trí trung tâm với diện tích rộng lớn, đặc biệt hướng mặt tiền nổi bật thu hút càng dễ dàng nhận ra.

Khu vực địa điểm này có thể thông qua tất cả các quận khác ở Hà Nội. Để di chuyển đến đây bạn có thể xuất phát điểm ở mọi nơi và bằng mọi phương tiện, hơn nữa chùa Trấn Quốc là điểm dừng của nhiều tuyến xe buýt, nếu phương tiện bạn lựa chọn là xe buýt thì cũng rất tiện lợi.

dia-diem-chua-tran-quoc-ha-noi

Bạn có thể tham khảo 2 tuyến xe buýt được sử dụng phổ biến để tới chùa là tuyến số 33 – từ bến xe Yên Nghĩa đến Xuân Đỉnh và tuyến xe số 50 – từ Long Biên đến Sân vận động Quốc gia. Đây là hai tuyến xe có lộ trình dài khắp thành phố và có điểm dừng chân gần ngay chùa, một vị trí thuận lợi cho bạn có thể di chuyển bằng phương tiện này dù bạn đang ở vị trí nào.

Nếu lựa chọn là di chuyển bằng xe máy và là người không thành thạo đường, đến đây lần đầu, bạn có thể tham khảo google maps trước và đi theo gợi ý hoặc cũng có thể tiện hỏi người dân chỉ dẫn.

Giá vé và thời gian mở cửa Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội

Giá vé 5000 đồng một người, một lượt là một giá thành rẻ đối với một địa điểm nổi tiếng như chùa Trấn Quốc Hà Nội. Chỉ với mức giá như vậy, bạn có thể dành thời gian tận hưởng không khí yên bình và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây, là một lựa chọn lý tưởng cho chuyến du lịch tâm linh ngắn hạn.

Thời gian mở cửa đều đặn, đúng giờ và được quy định cụ thể từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày, đảm bảo không sai lệch. Đặc biệt hàng tháng, vào ngày mùng 1 và ngày rằm, gian mở cửa tăng thêm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, đối với tối giao thừa chùa mở cửa hết đêm để các Phật tử có thể đến cúng bái, cầu nguyện may mắn cho một năm mới sắp tới.

thoi-gian-mo-cua-chua-tran-quoc

Thời gian mở cửa của chùa là đều đặn, trừ những thay đổi vào những dịp lễ, dịp đặc biệt, bạn có thể dễ dàng nắm bắt được thời gian và có những kế hoạch phù hợp cho chuyến đi của mình.

Hầu như trong mọi khung giờ chùa đều có rất đông du khách tới thăm và dâng hương, nếu bạn muốn tận hưởng không gian yên tĩnh và bình yên nơi đây, bạn nên lựa chọn đi vào lúc chùa mới mở cửa, bởi đó là khoảng thời gian sớm chưa có đông người tham quan.

Tìm hiểu về lịch sử chùa Trấn Quốc tại Hà Nội

Từ xưa đến nay, mỗi một địa điểm tâm linh đều có quá trình hình thành và phát triển, việc tìm hiểu lịch sử của nơi đó cũng là để tìm hiểu về quá trình hình thành đó. Với một ngôi chùa có bề dày lâu năm thì chúng ta nên tìm hiểu về lịch sử chùa Trấn Quốc Hà Nội để hiểu hơn về bối cảnh, hoàn cảnh dựng xây, phát triển của chùa để có những sự trải nghiệm và bảo tồn phù hợp khi tham quan.

Năm 542 thời Tiền Lý, Chùa Khai Quốc được xây dựng và là tên ban đầu của chùa Trấn Quốc. Vào thời điểm đó, vị trí chùa gần bờ sông Hồng, và đến năm 1615, đời vua Lê trung Hưng, thời điểm đê bị sạt lở, chùa được di chuyển vào phía trong để Yên Phụ khu vực gò đất Kim Ngưu.

tim-hieu-lich-su-chua-tran-quoc

Và đến khoảng thế kỉ 17, đảo Kim ngưu được nối với đê Cố Ngự là kết quả của việc chúa Trịnh cho phép tiến hành đắp đê. Sau đó, vào đời vua Lê Hy Tông (1681-1705), chùa được đổi tên thành chùa Trấn Quốc mang ý nghĩa hy vọng nơi đây là chốn giúp dân xua đi thiên tai, mong muốn đem lại bình yên cho cuộc sống của toàn dân. Đến ngày nay, cái tên Trấn Quốc vẫn được sử dụng bởi ý nghĩa đẹp đẽ ấy.

Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa có lịch sử 1.500 năm, là một ngôi chùa có một chặng đường lịch sử dài và lâu đời nhất Thăng Long – Hà Nội. Bởi, xưa kia, trung tâm Phật giáo là chùa Trấn Quốc ở kinh thành Thăng Long và nhiều cung điện được xây dựng nơi đây như cung Thúy Hoa,… để làm nơi nghỉ ngơi của nhà vua, bởi các vua Lý, Trần vạn thường hay tới chùa vãn cảnh thư thái, ngự giá cúng lễ vào những dịp lễ, Tết.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của Chùa Trấn Quốc

Kiến trúc chùa Trấn Quốc Hà Nội mang vẻ đẹp của văn hóa phương Đông là sự hài hòa của trời và nước bao quanh, nguồn năng lượng tốt đem lại ở nơi đây. Là một ngôi chùa có bề dày lịch sử nên những lần sửa sang, đổi mới là điều không thể tránh khỏi. Diện tích toàn bộ ngôi chùa hiện tại hơn 3000m2, gồm 3 phần vườn tháp, nhà tổ và thượng điện, đây là kết quả của đợt tùng tu lớn năm 1815.

Với thiết kế hai dãy hành lang bao gồm nhà thiêu hương và thượng điện được phân bổ hợp lý, phần gác chuông hoàn toàn đặt sau thượng điện nhìn rất cổ kính mà hiện đại, nhìn sang bên phải lúc tham quan ta có thể thấy là của nhà tổ, còn phần bên trái là nhà bia.

ve-dep-cua-chua-tran-quoc

Vào năm 1998, bảo tháp lục độ đài sen được Hòa thượng Kim Cương Tử – Viện chủ Tổ đình chùa Trấn Quốc cho phép xây trong khuôn viên, cấu trúc tháp gồm 11 tầng, có chiều cao là 15m và mặt sàn có diện tích 10,5m2.

Mỗi tầng tháp được thiết kế 6 ô cửa vòm đều đặn, bên trên đỉnh tháp được gọi là cửu phẩm liên hoa bởi thiết kế có 9 tầng đài sen bằng đá quý. Tượng phật A Di Đà bằng đá quý được đặt ở mỗi ô cửa vòm của tầng tháp và tổng số tượng là 66 pho.

Bên cạnh đó, cây bồ đề do Tổng thống Ấn độ trao tặng vào năm 1595 có vị trí đối xứng với với bảo tháp tạo tổng thể hài hòa như một bức tranh vẽ. Bồ đề dù mang nghĩa thực hay trong Phật giáo mang ý nghĩa rất đặc biệt, một nguồn gốc sâu xa là được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng, người ta vẫn hay nhắc tới đây là nơi mà Đức Phật Thích Ca chuyên dùng để ngồi hành đạo thời gian cũng từ rất lâu, cách đây khoảng hơn 25 thế kỷ.

kien-truc-chua-tran-quoc-ha-noi

Phong cách thiết kế Phật Giáo linh thiêng, uy nghi hoàn toàn là chủ đạo nơi đây, tuy nhiên khi ghé thăm bạn vẫn cảm nhận được sự bình yên, thanh thản, thư giãn. Từ trên nhìn xuống, chùa Trấn Quốc mang vẻ đẹp như một đài sen nở rộ, từng lớp bao bọc nhau tạo thành khuôn viên có tổng thể hài hòa và cầu kỳ.

Bạn có thể tham quan chi tiết từng nơi ở chùa Trấn Quốc để có thêm những quan sát cho bản thân. Một số nơi bạn nên ghé thăm khi đến tham quan chùa Trấn Quốc như: Bia đá mang đậm dấu ấn lịch sử, bảo tháp lục độ đài sen, cây bồ đề, tượng Phật, tượng Bồ Tát,…

tuong-phat-quan-am-bo-tat-o-chua-tran-quoc

Những lưu ý khi tham quan và dâng hương chùa Trấn quốc

Chùa Trấn Quốc nói riêng và những địa điểm tâm linh, linh thiêng nói chung khi tham quan chùa Trấn Quốc Hà Nội du khách cần có những lưu ý về trang phục, cách hành xử phù hợp và tôn trọng chốn lịch sử và tôn nghiêm. Dưới đây là một vài chú ý khi tham quan chùa Trấn Quốc, bạn có thể xem xét để chuẩn bị cho mình một chuyến đi thú vị vào mùa hè này:

  • Về phục trang: không mặc những bộ đồ có kích cỡ ngắn hay thiết kế hở bạo như váy ngắn, váy xẻ, các loại áo như croptop, hai dây, …. hoặc những thiết kế như quần tất lưới. Bạn nên lựa chọn những bộ đồ có thiết kế lịch thiệp, màu sắc nhã nhặn, có thể lựa chọn những chiếc áo có cổ tăng phần nghiêm trang.
  • Về hành xử: đi lại nhẹ nhàng, nói khẽ, cười duyên tại chốn tôn nghiêm, giữ không gian yên tĩnh, thanh bình. Không được văng tục chửi bậy hay có những hành động phản cảm tại chùa tại không gian tâm linh và uy nghiêm như chùa Trấn Quốc và những nơi tâm linh khác.

Cần bảo vệ và giữ gìn cảnh quan, không được vứt rác bừa bãi, ngắt hoa bẻ cành và hút thuốc tại chùa, những điều phá vỡ cảnh quan và vẻ đẹp thanh bình nơi đây.

Một lưu ý nữa, khi đến tham quan bạn mong muốn có thể tận hưởng không gian tâm linh yên bình tĩnh lặng đem lại cảm giác thư thái thanh thản. Bạn không nên lựa chọn vào những ngày lễ, Tết, mùng 1 hay mùng rằm mà nên lựa chọn đi vào những ngày khác hoặc vào khoảng thời gian chùa mới mở cửa.

luu-y-khi-di-chua-tran-quoc

Tham quan đền chùa khác ngoài chùa Trấn Quốc

Ngoài chùa Trấn Quốc, bạn có thể lựa chọn (Đền Bà Chúa Kho) cho chuyến đi của mình. Tại đây bạn có thể tham khảo cửa hàng Lệ Nguyệt là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ như Viết sớ sắm lễ tại Đền Bà Chúa Kho và các dịch vụ khác.

Cửa hàng Lệ Nguyệt là nơi uy tín cam kết bán đúng giá, giá thành hợp lý với các dịch vụ, phục vụ khách hàng nhiệt tình và tận tâm.

Chúng tôi đem lại những giá trị cốt lõi cho khách hàng bảo đảm sự tận tâm, sáng tạo, trách nhiệm và cùng phát triển. Cửa hàng Lệ Nguyệt chúng tôi luôn coi sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên và chú trong trong mọi hoạt động vận hành.

Bên cạnh đó, những tin tức mới nhất sẽ luôn được chúng tôi cập nhật để ngày một phát triển hơn.

Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ khách hàng bằng sự tận tâm đáp lại sự tin tưởng của khách hàng. Nét đẹp văn hóa tại Đền Bà Chúa Kho cũng sẽ được chúng tôi lan tỏa đến mọi miền Tổ Quốc và mọi du khách mà không chỉ là một cửa hàng bán đồ lễ đơn thuần.


Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 - (1 bình chọn)