Top 8 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất TP Hải Phòng

dia-diem-du-lich-tam-linh-chua-cao-linh-hai-phong

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, tín ngưỡng tôn giáo và các địa điểm du lịch tâm linh ở TP Hải Phòng, vùng đất cảng phát triển bậc nhất miền Bắc nhé.

Giới thiệu lịch sử hình thành và nét đẹp văn hóa vùng đất cảng Hải Phòng

Hiện nay những cư dân đang sống ở vùng ven biển Hải phòng được phân bố trải dài từ huyện Thủy Nguyên tới huyện Vĩnh Bảo của ngày nay họ chính là những người đi đầu tiên phong cho công cuộc khai phá nên vùng đất có tên là Hải Tần Phòng Thủ ở những năm đầu của công nguyên khi mà nơi đây có nữ tướng Lê chân về để xây dưng căn cứ để chống lại quân Đông Hán.

Nhưng để nói đến sự phát triển phồn thịnh của đô thị cảng biển Hải Phòng được như ngày hôm nay thì nó chỉ thực sự bắt đầu ở giai đoạn nửa sau thế kỷ 19, khi mà nơi đây thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa của họ ở Đông Dương. Chỉ một vài năm sau khi thành lập thì dân số thống kê đươc vào năm 1897 là 18.480 người.

dia-diem-du-lich-tam-linh-hai-phong

Người dân nơi đây mang đậm dấu ấn của con người miền bắc người ta còn thường hay nói là ăn sóng nói gió. Tất cả góp phần tạo nên sự đa dạng và phúc tạp trong bộ phận cư dân ở nơi đây, so với các địa phương khác cùng thời thì Hải Phòng khá khác biệt.

Nơi đây chịu sự ảnh hưởng kết hợp giữa các yếu tố Á-Âu, Việt-Pháp, Việt-Hoa, Pháp-Hoa đã để lại dấu ấn đậm nét trong những di sản về văn hóa hay về ngôn ngữ kiểu kiến trúc và ẩm thực tại mảnh đất Hải Phòng này.

Với nền văn hóa cổ đại được Hải Phòng lưu dữ lai cho tới bây giờ ở những làn điệu dân ca, những tích cheo… hay là hát trù, hát đúm, hát chèo, nhạc múa rối , các điệu hò kéo thuyền… Những làn điệu dân ca ấy nó đã gắn liền với con người và nền văn minh lúa nước của vùng đất mà người ta bảo đầu sóng ngọn gió.

van-hoa-tam-linh-hai-phong

Hải phòng là cái nôi nuôi dưỡng ra nhiều nhân tài cho đất nước như là Nhạc sỹ Văn cao hay là vị họa sỹ Trần Văn Cẩn. Còn về văn học khi nhắc đến thì không thể bỏ qua vị thi sỹ Nguyên Hồng, những tác phẩm của ông luôn viết về con người nơi đây mang lại cho người đọc bao cảm xúc khó tả.

Tỉnh Hải Phòng cũng chính là nơi diễn ra các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Đăc biệt có ngày lễ chọi trâu là ngày vui nhất trong năm của dân làng ở Đồ Sơn, bởi lẽ ngày hội vừa mang đươc tinh thần thương võ của dân tộc, còn vừa là biểu tượng từ bao đời nay của nền nông nghiệp Việt Nam với hình ảnh con trâu gắn liền.

Ngoài ra còn có ngày hôi vật ở cầu Làng Kim được tổ chức vào sáng mồng 6 tháng giêng, ngày hội đua thuyền rồng ngay trên biển Đồ Sơn, lễ hội làng cá Cát Bà, lễ hội núi của voi.

le-hoi-truyen-thong-hai-phong

Tai Hải Phòng người dân địa phương thường chế biến món anh với nguyên liệu chính từ nguồn thủy hải sản phong phú mà thiên nhiên mang lại, ngoài ra cũng có những loại nguyên liệu gia vị đặc trưng của vùng miền tạo nên hương vị độc đáo cho các món ăn ở nơi đây. Một số món ăn nổi tiếng xuất xứ từ đây đó là: bánh đa cua, lẩu cua đồng, nem cua bể, ốc xào, bánh mỳ que, …

Nền ẩm thực của Hải Phòng được người dân chế biến một cách rất vừa phải tức là sẽ ko quá ngọt và cũng không quá cay hay mặn, vậy nên việc thực khách ở các vùng miền khác khi đến vơi vùng đất này cũng rất dễ thưởng thức được.

Khi chế biến món ăn ở đây người ta sẽ không quá cầu kỳ về hình thức hay là viêc hòa hợp mùi vị quá đặc trưng mà chủ yếu người dân ở đây sẽ chú tâu vào việc khai thác mùi vị tươi ngon của món ăn khi ở đây nguồn tài nguyên thủy hải sản rất dồi dào.

dia-diem-du-lich-am-thuc-hai-phong

Và để thực khách nếm đúng chuẩn được vị tươi ngon của hải sản thì người dân địa phương cũng đã chế biến ra món nước chấm ăn kèm rất đặc trưng. Tại các làng nghề truyền thống ở đây người dân đã truyền từ đời này qua đời khác để sản xuất ra các loại nước mắm, dấm và tương ớt chính là ba loại gia vị chính trong các món ăn mang nét đặc trưng của người Hải Phòng.

  • Khi nhắc tới nước mắm Hải Phòng ta sẽ nhớ ngay tới loại nước mắm Cát Hải nổi tiếng từ thời Pháp thuộc với cái tên là nước mắm Vạn Vân, nó mang một hương vi riêng biệt ngay từ khâu chọn các loại cá cũng đã là nhưng loài đặc thù của vùng biển Hải Phòng mới có được.
  • Ngoài ra còn nói thêm về bánh đa thì ở Dư Hoàng Kênh có một số sản phẩm như là bánh đa đỏ ( đươc sử dung trong khâu chế biến bánh đa cua) hay là bánh đa nem ( được dùng để làm nem cua bể) hương vị của những món này cũng khá khác biệt với các vùng khác đã tạo nên thương hiệu cho các món ăn của tỉnh Hải Phòng.

Xem thêm: Top 6 địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tỉnh Thái Bình

8 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở Hải Phòng gồm có:

Miếu Bảo Hà

Miếu Bảo Hà hay còn được biết đến là chùa Linh Mưỡu, được xây dựng ở xã Đồng Minh thuôc huyện Vĩnh Bảo. Theo cha ông xưa tương truyền lại rằng ngôi miếu là do Hoa Duy Thàng cùng với một vị quan đại phu ở thời Trần đã xây dựng lên.

Ngôi miếu được xây theo đường lối kiến trúc tả Nhất hữu Đinh, bao gồm có 5 gian nhà tổ, 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Cho đến thời điểm hiện nay ngôi miếu đã qua nhiều quá trình tu sửa nhưng trong miếu vẫn cò lưu giữ lại được rất nhiều những pho tượng cổ có giá trị rất lớn, những pho tượng ấy mang đậm phong cách của con người địa phương.

Tất cả những pho tượng còn sót lại ấy đều mang hình dáng đang ngồi kiết già, bàn tay kiết ấn tam muội, trên mình khoác áo cà sa. Và trong số đó thì đặc biệt có sáu pho tượng được tạc lên với kích thước gần giống như là người thật.

du-lich-tam-linh-mieu-bao-ha-hai-phong

Ngoài ra thì trong miếu còn có bảy ngôi tháp cổ kính uy nghi đươc xây dựng từ đời nhà Lê và bốn tấm bia đá được khắc nê từ đời nhà Nguyễn tất cả đều có giá trị to lớn về mặt nghiên cứu lịch sử của địa phương này.

Khu du lịch tâm linh Miếu Bảo Hà nằm ở Hải Phòng vào năm 1991 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Điểm du lịch tâm linh Chùa Đại Trà tại Hải Phòng

Ngôi chùa có tên tiêng hán là Đại Linh Tự, được xây dựng ở thôn Đại Trà, xã Đông Phương thuộc huyện Kiến Thụy. Vào thế kỷ thứ 16 của thời nhà Mạc ngôi chùa được xây dựng lên với quy mô rất là đồ sộ.

Người dân đã xây dựng lên chùa với hơn 50 gian nhà và tất cả được làm bằng gỗ lim quý giá được sắp xếp theo bố cục liên hoàn, khu nhà để lưu giữ bia có 5 gian rất to lớn có thể đủ sức chứa sáu chục tấm bia với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Sau nhiều lần to bổ sửa chữa thì ngôi chùa hiện tai có đủ các công trình như à tòa thượng điện, nhà thờ Tổ, tòa thờ Mẫu, nhà hậu, vườn bia, vườn tháp.

Trong số tất cả các di vật cổ còn sót lai tại ngôi chùa cho tới hiện nay thì thứ đáng chú ý nhất chính là bức tượng Quan Âm tọa sơn, đã đươc các bậc chuyên gia nghiên cứu lich sử học cho biết đây là bức tượng đá được tạo tạc sớm nhất ở nước ta.

khu-du-lich-tam-linh-chua-dai-tra-hai-phong

Ngoài ra thì chùa còn lưu giữ lại được 7 tấm bia đá và chính 5 trong 7 tấm đó đã có lịch sử niên đại từ đời Lê của thế kỷ thứ 17 nhưng lai mang trong mình phong cách nghệ thuật Mạc rất là rõ nét. Ngôi chùa hợp cùng với đình Đai Trà tất cả tạo nên một khu di tích.

Khu du lịch tâm linh chùa Đại Trà tại TP Hải Phòng đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Dư Hàng

Chùa Dư Hàng vơi tên gọi là Phúc Lâm tự tọa lạc ngay tai số 121, phố Dư Hàng, phường Hồ Nam thuộc quận Lê Chân. Ngôi chùa được xây dựng lên từ thời vua Lý với quy mô rộng lớn, nơi đây không chỉ là nơi để thờ tổ các vị thần linh mà trong suốt quá trình kháng chiến thì đây còn là căn cứ địa dùng để huấn luyện và nuôi dưỡng các chiến sỹ.

Ngôi chùa được xây theo đường lối kiến trúc chữ Đinh, nằm ở hai bên dãy nhà trái phải lần lượt nhà nhà Tổ và nhà khách. Bên trong còn có tòa gác chuông 5 gian xây cao 2 tầng với đạo mái cong. Nhìn về phía trước có tam quan to lớn sắc sảo, còn về phía sau tam quan là khoảng sân rộng mà trước đây các binh sỹ thường tập luyện thể lực trên đó.

Còn về tòa Phật điện bao gồm có 7 gian đây chính là nơi đặt những pho tượng phât được chạm khắc tinh xảo đến từng mảng.

diem-du-lich-tam-linh-chua-du-hang-hai-phong

Qua quá trình tu sửa nhiều lần thì cho tới nay chùa vẫn còn đang lưu dữ được nhiều di vật quý giá như là đỉnh đồng, chông, khánh, bát hương đồng lớn, những vách tủ được nghệ nhân cổ xưa chạm trổ rất tinh xảo,đặc biêt còn dữ lại được gác kinh đây là nơi lưu chứa bộ kinh A Hàm chính là một tài liệu giáo lý của đạo phật xưa kia.

Về khu mộ tháp bên trong đó có nhiều tòa tháp của các vị sư tổ đã viên tịch cùng với một mộ tháp có chứa xá lị của các vị tổ thiền của phái Trúc Lâm Yên Tử.

Địa điểm du lịch tâm linh chùa Dư Hàng nằm ở Hải Phòng vào năm 1986 đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Hoàng Pha

Ngôi chùa có tên tiếng hán là An Lạc tự, được xây dựng ở xã Hoàng Độc, huyện Thủy Nguyên.

Vào thế kỷ thứ 18 người dân đã xây dựng lên chùa Hoàng Phà đây không chỉ là nơi thờ phât mà tới nay chúng ta có thể trông thấy trong gian thờ tổ còn có 4 ban thờ của các vị thành hoàng của chính ngôi làng là: Lý Minh, Lý Khả, Lý Bảo và Nguyễn Quốc Hồng để thể hiện niềm cảm kích của người dân tới công lao trong sự nghiệp chống lại giặc ngoại xâm và bảo vệ mảnh đất của họ.

Bao gồm có 4 tòa nhà đồ sộ, mặt trước chính là nhà Phật điện được xây theo kiến trúc kiểu chữ Đinh, trong đó có năm gian tiền đường và ba gian hậu cung.

Lối kiến trúc với các bộ vì kèo có kết cấu “ chồng rường đốc thước” rất quen thuộc của người xưa. Ba gian nhà nằm ở chính dữa được lắp đặt hệ thống cửa sổ kiểu “ cửu thùng khung khách”.

du-lich-tam-linh-chua-hoang-pha-hai-phong

Còn về gian hậu cung được người dân sắp xếp đặt tòa tam bảo với thứ tự nằm ở trên cùng là bộ tượng Tam thế, tiếp đến là tương phật A DI Đà, còn ở hàng thứ ba chính dữa là tượng phật Quan Âm “ nghìn mắt nghìn tay”.

Tất cả nhìn chung thì các pho tượng phât ở trong chùa được tạc lên khá đơn giản, nhưng đáng quan tâm hơn cả đó là ba pho tượng Quan Âm Chuẩn đề mang trên mình phong cách nghệ thuật của con người ở thế kỷ thứ 19. Cho đến nay thì ngoài những pho tượng ra thì ngôi chùa Hoàng Pha còn lưu giữ lại được môt số đường nét kiến trúc cổ hay là những vật dụng đồ thờ từ thời xa xưa cần được bảo tồn.

Khu du lịch tâm linh chùa Hoàng Pha thuộc TP Hải Phòng vào năm 1992 đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đền Nghè

Đền Nghè được xây dựng ở phường An Biên, quận Lê Chân nơi đây được người dân lập nên là để thờ nữ tướng Lê Chân chính là một vị tướng lĩnh anh dũng tài ba thời Hai Bà Trưng.

Ngôi đền được tu tạo qua nhiều thời kỳ, cho tới năm 1926 tòa tiền bái được xây dựng với 5 gian nhà, đươc dựng lên bởi 16 côt gỗ lim vuông mỗi bề ước chừng 18cm – 20cm tất cả đươc dựng trên 16 hòn đá tảng hình vuông được chạm khắc rất cẩn thận tinh tế trông cực kỳ chắc chắn và vững chãi.

Về tòa hậu cung sẽ gồm có ba gian được xây dưng cao hơn tòa Tiền bái, và cũng được xây dựng lung linh và nguy nga hơn, được chống đỡ bởi 16 cột gôc lim hình trụ đường kính khoảng 25cm.

dia-diem-du-lich-tam-linh-den-nghe-hai-phong

Cho đến hiện nay trong đền Nghè còn lưu giữ trên 100 mảng chạm khắc gỗ trông vô cùng đặc sắc và tinh xảo, và còn có cả tấm bia trên đấy có khắc sự tích của vị tướng Lê Chân đăt ở nhà bia. Còn ở trong tòa Hậu cung thì lưu giữ nhiều tấm hoành phi, câu đối, khám thờ, cửa võng xơn son thếp vàng.

Để biết rõ về tay nghề điêu khắc của người dân thời bấy giờ thì chúng ta phải nhìn vào bức tượng bà Lê Chân trên ngai thờ rất là trang nghiêm và vô cùng lộng lẫy.

Từ ngày mồng tám đến ngày mồng mười tháng hai âm lịch hàng năm người dân sẽ tập trung tổ chức lỗ hôi tại đền để nhằm tưởng nhớ tới công ơn của vị nữ tướng anh dũng. Địa điểm du lịch tâm linh đền Nghè thuộc TP Hải Phòng vào năm 1975 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngôi đền nằm ở thôn Trung Am, xã Lý Học thuộc huyện Vĩnh Bảo, trước nơi đây là Bạch Vân Am nhưng từ năm 1586 đã được tu sửa lại thành đền Trung Am. Nơi đây là đền thờ ông Nguyễn Bỉnh Khiêm

Theo như sử sách cha ông ta để lại nói rằng sau khi Nguyễn Bỉnh Kiêm mất, vua Mạc đã cử phụ Chính đai thần ứng vương Mạc Đôn Nhượng về tai quê nhà Trung Am để an táng cho ông, nhà vua còn sai người lập đền thờ và còn tự tay mình viết lên biểu ngạch Mạc triều Trạng nguyên Tế tướng từ , để cấp cho dân làng Trung Am 500 mẫu ruộng để cày cấy lấy hoa lợi cúng giỗ hằng năm cho ông.

Bởi ngôi đền được dựng lên vào năm 1927 trên nền khu đất cũ lúc bấy giờ vốn chỉ có Hậu cung và nhà tiền tế nhỏ. Sau đến năm 1985, người dân mới bắt đầu tu bổ lai đền cho xây dựng thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường bao quanh, lối đi vào đền.

khu-du-lich-tam-linh-nguyen-binh-khiem-hai-phong

Khu du lịch tâm linh đền Trung Am thờ ông Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng vào năm 1991 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Khu du lịch tâm linh Đình Lạc Viên ở TP Hải Phòng

Ngôi đình được xây dựng ở phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền. Nơi đây người dân lập nên để thờ Đức vương Ngô Quyền cùng với các vị tiền hiền.

Đình được xây với lối kiến trúc hình chữ Đinh, bao gồm có 5 gian Tiền đường, tất cả các vì kèo trong đình đều được kết cấu kiểu chồng rường phong cách phổ biến của người thời xưa, bên trong đình được các bậc nghệ nhân chạm khắc tinh tế hình ảnh nổi rồng phượng, mây trời, hoa lá cách điệu.

Các mảng hình ảnh được kết nối với nhau một cách chặt chẽ, đường nét lên phóng khoáng đầy tinh tế tạo cho người xem cảm giác bay bổng. Trên mái đình thì toàn bộ được lợp ngói vảy rồng, khung xương của đình được liên kết mộng gỗ.

du-lich-tam-linh-dinh-lac-vien-hai-phong

Đình Lạc Viên trải qua quá trình nhiều lần trùng tu sửa sang lai nhưng vẫn dữ nguyên được lối kiến trúc cổ kính xưa, toàn bộ đồ tế ở trong đình đầu được làm lại theo đúng bản mẫu xưa. Tất cả các lễ hội được diễn ra trong đình đầu là của người dân tỏ chức để tưởng nhớ tới Đức vương Ngô Quyền như là: Thánh hóa, Khánh hạ, Kỳ An, Kỳ phúc…

Khu du lịch tâm linh đình Lac Viên tại Hải Phòng đã được nhà nước ghi nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.

Địa điểm du lịch tâm linh Chùa Cao Linh tại Hải Phòng

Cuối danh sách chúng ta nói đến Chùa Cao Linh, một ngôi chùa hùng vĩ bậc nhất đất Hải Phòng. Nhiều lịch sử có ghi chép lại là ngôi chùa được xây dựng bởi dòng họ Lê Văn của làng Hà Liên cách đây hơn 300 năm.

Hiện nay có thể nói lượng du khách, phật tử đổ về chùa Cao Linh luôn đông đảo nhất tính theo vị trí tại Hải Phòng.

Chùa Cao Linh ngày nay càng ngày càng được đầu tư tu sửa khang trang, rộng rãi. Nếu bạn nhìn từ bên ngoài vào cũng sẽ thấy được sự hùng vĩ của nghệ thật thiết kế kiến trúc đậm nét hiện đại mà vẫn giữ được những nét đặc sắc của Phật Giáo.

dia-diem-du-lich-tam-linh-chua-cao-linh-hai-phong

Địa điểm du lịch chùa Cao Linh thuộc khu danh thắng Núi Voi nằm tại thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, Huyện An Dương, TP Hải Phòng.


Xem thêm: Top 10 ngôi Đền Chùa ở Ninh Bình du khách nên đi du lịch tâm linh


Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 - (2 bình chọn)