Khám phá bí ẩn nghi lễ vay tiền Bà Chúa Kho

Người dân Bắc Ninh thường có câu “Đầu năm vay Bà, cuối năm trả nợ” rất nổi tiếng. Nhờ câu nói này, mà khách lũ lượt kéo về đây rất đông. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách thức vay và xin sao cho chuẩn, tránh mê tín dị đoan. Hãy cùng chúng tôi khám phá bí ẩn nghi lễ vay tiền của Bà Chúa Kho nhé.

Thời điểm cận Tết, người dân tứ xứ lại kéo nhau về đền Bà Chúa Kho nườm nượp, không khí có phần náo nhiệt, bởi người đến đây đa phần là dân làm ăn kinh doanh, nên họ chuyên cầu tài, cầu lộc và cầu bình an. Đầu năm, người ta đến để vay tiền Bà để mong có vốn liếng dồi dào, tiền bạc rủng rỉnh, làm ăn khá giả. Để rồi cuối năm, họ lại trả nợ cho Bà bằng của lễ tương ứng, để cảm tạ “thần linh”. Đó là lí do cái tên “Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả” đã ra đời. 

Nghi lễ vay tiền Bà Chúa Kho 

Mặc dù nghi lễ vay tiền Bà Chúa Kho chỉ là nghi lễ tâm linh, nhưng đòi hỏi người bái lạy phải thành tâm và giữ đúng lời hứa của mình. Người đi vay cần phải nhớ là vay bao nhiêu, vay để làm gì, ghi rõ thời gian trả lễ. Có người rất hào phòng, vay 1 trả gấp đôi, gấp ba hoặc gấp mười lần. Việc vay trả giữa khách và Bà là điều cơ mật ở mỗi người, nhưng đã vay thì nhất định phải trả dù bạn có nhận được sự trợ giúp nào từ Bà hay không.

Tuy vậy, những nghi lễ này nên được thực hiện một cách bài bản, văn minh, khoa học. Mua lễ hợp lý không mua theo cảm tính, giá cả phải công khai và minh bạch.

Một điều quan trọng mà các bạn nên nhớ, đó là tâm linh là để yên lòng, chứ không phải để sa đọa vào mê tín dị đoan. Bạn cần nhớ là không phải cứ xin là được, xin bao nhiêu thì được bấy nhiêu, mua nhiều vàng mã bao nhiêu thì có ở thực tại bấy nhiêu… Điều quan trọng là phải làm ăn chân chính, kiên nhẫn và cần cù đến cùng.

Những điều cần biết về đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho được cho là có liên quan đến việc Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Ngay tại đền Cỗ Mễ, thờ Bà Chúa Kho, là nơi người đàn bà VN tích trữ lương thực nuôi bộ đội 

Nói về xuất thân của Bà Chúa Kho, thì bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm. Bà là cô gái có dung mạo xinh đẹp, nên được gả cho vua Lý. Khi thấy ruộng đất ở quê mình bị hoang hóa, bà xin vua chiêu dân lập ấp, khai khẩn đồng ruộng vào sâu đến tận Nghệ An. 

Vào thời Lý, bà Chúa Kho có công trông coi lương thực tại núi Kho (Bắc Ninh), sau đó thì bà bị giết trong khi đang làm nhiệm vụ phát lương cứu giúp dân chúng vào ngày 12, tháng Giêng, năm Định Tỵ (1077). Nhà vua thương xót nên sắc phong cho bà là Phúc Thần, còn người dân thì lập đền thờ cho bà ngay tại kho lương thực cũ, và gọi Bà bằng một cái tên đầy tôn trọng là Bà Chúa Kho.

Tuy nhiên, hiện nay một số nhà nghiên cứu đã công bố một công trình khảo cứu, rằng ngoài đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh thờ phụng một người phụ nữ trông kho lương còn có các ngôi đền ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nam Định cũng thờ thần Mẫu trông coi kho lương của triều đình khi xưa. 

Nhưng chắc vì sự linh thiêng rất lớn có tại đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh nên du khách hàng năm đổ dồn về đây luôn luôn đông nhất.

Những ngày đầu năm, tình trạng chen chúc đông đúc từ lối đi vào đền cho đến không gian trong đền, vẫn diễn ra tất bật mỗi ngày. Người ta phải đội mâm lễ lên đầu, rồi đứng bái lạy từ xa. Quang cảnh xô bồ, nhộn nhịp hòa cùng âm thanh khấn vái liên tục của những tay làm ăn kinh doanh. Nhưng không biết là bà Chúa Kho có nghe và xử lý được hết không nhỉ?

Ngày đầu năm đông đúc đến nghẹt thở như vậy, nhưng đến cuối năm thì khách thập phương lại biết chọn ngày và giờ đi lễ sao cho thoải mái, không bị tình trạng chen lấn xô đẩy. Cũng dễ hiểu thôi vì thời điểm cuối năm chúng ta có nhiều thời gian hơn và nhiều người chọn cách đi lễ tạ sớm từ tháng 10, 11, 12 âm lịch để thảnh thơi trong việc khấn bái không như đầu năm bị dồn khách vào cả trong 1 tháng giêng âm lịch.

Ông Nguyễn Văn Dự (Ban quản lý khu di tích đền Bà Chúa Kho) chia sẻ thêm: Năm nào cũng thế, đầu năm thì đổ xô nhau về đây cầu tài lộc, vay vốn làm ăn, dẫn đến tình trạng chen lấn, giẫm đạp nhau khiến chúng tôi rất vất vả xử lý. Nhưng đến cuối năm thì quang cảnh đi lễ của du khách lại rất hài hòa tạo nên những khung cảnh đẹp nhất.

Theo lời ông Nguyễn Văn Tần, nghi thức vay vốn này diễn ra rất rõ ràng. Thân chủ phải ghi rõ là vay bao nhiêu, vay để làm gì. Đặc biệt là phải ghi rõ thời hạn trả nợ. Tất nhiên, một khi đã hứa với Bà là phải thực hiện, không cần biết là bạn có nhận được lộc Bà ban cho hay không. Vì đây la quy ước ngầm của khách đến vay bà, không ai là không tuân thủ.

xem thêm: Các nghi thức không thể bỏ qua khi sắm lễ vay tiền tại đền Bà Chúa Kho


Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)

Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh

Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)

Email: kiencome@gmail.com

Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

5/5 - (1 bình chọn)