Việt nam là một đất nước với một nền văn hóa đa dạng với các phong tục tập quán hay các di tích lịch sử mang đậm dấu ấn hào hùng từ thời xa xưa. Với sự đa dạng như vậy thì Đền Hùng Phú Thọ là một trong những điểm nhấn nổi bật mang ý nghĩa tâm linh cũng như lịch sử trang trọng mà ông cha ta để lại cho con cháu ngày nay.
Lịch sử hình thành của Đền Hùng Phú Thọ
Được biết Đền Hùng Phú Thọ là một khu di tích với lịch sử hình thành Đền Hùng được xây dựng cách trung tâm thành phố Việt trì 7km và cách thành phố Hà Nội khoảng 90km, là nơi để chúng ta thờ cúng, nơi đây để tưởng nhớ các vị Vua Hùng, mang dấu ấn lịch sử về người đã có công dựng nước và giữ nước từ thời xa xưa.
Du khách muốn tham quan nơi đây có thể di chuyển bằng cách đi theo đường bộ quốc lộ 2 hoặc theo tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai.
Do đó để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng, từ thời xa xưa các vị Vua đã tiến hành xây dựng để tưởng nhớ ơn. Tuy nhiên trải qua nhiều năm cả những thời kì chiến tranh Đền Hùng đã bị phá hủy và xuống cấp nhiều chỗ. Tuy nhiên, sau khi hòa bình được lặp lại thì Đền Hùng Phú Thọ đã được sửa chữa và đi vào hoạt động.

Trải qua nhiều năm phát triển, Đền Hùng đã và đang ngày càng phát triển thành nơi thu hút khách mỗi khi đến dịp vào ngày 10/3 hàng năm. Và từ xa xưa đến nay dân ta đã luôn truyền tay nhau câu nói, vừa thể hiện lòng nhớ ơn công lao ông cha ta, vừa là thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân ta:” Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.
Chính vì thế, Đền Hùng Phú Thọ dường như là điểm đến đáng quan tâm của chúng ta, tham quan nơi đây vừa được tham quan nét đẹp cổ xưa, lịch sử, vừa học được những kiến thức mang tính lịch sử khi khám phá những khu di tích.
Nếu bạn còn đang phân vân về nơi đi tham quan thì đừng ngần ngại mà bỏ lỡ chuyến đi thăm Đền Hùng Phú Thọ bởi nó sẽ mang đến cho bạn nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Khám phá di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ
Để khám phá di tích lịch sử Đền Hùng nơi đây bạn nên đi qua tất cả các địa danh bao gồm 6 địa danh từ chân ngọn núi Hùng bắt đầu từ Cổng đền, Đền Hạ, Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu) đến Đền Thượng và Lăng Hùng Vương hoặc tới Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), Đền tổ Mẫu Âu Cơ và cuối cùng là Bảo tàng Hùng Vương.
Nơi đầu tiên khám phá là Cổng Đền Hùng
Cổng Đền được xây dựng từ năm 1917 với kiểu vòm uốn cao 8,5m, kiến trúc hai tầng 8 mái với ngói được lợp giả ngói ống. Một cửa vòm cuốn lớn được xây dựng ở tầng dưới, tầng trên đầu cột trụ có vòm nhỏ hơn và 4 góc tầng của mái được trang trí với họa tiết hình rồng. Hai bên cột trụ được khắc họa hai họa tiết hai người cầm giáo và cầm rìu, mặc áo giáp và mang trên ngực trang trí hổ phù.

Thiết kế Đền Hạ mang tính lịch sử cổ đại
kiến trúc hình chữ “Nhị” này được xây dựng từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 18 trên nền đất cũ với hai tòa tiền bái và hậu cung, kiến trúc rất đơn giản, không trang trí mỹ thuật mà hỉ lợp ngói mũi và ở địa phương mọi người thường gọi là ngói mũi lợn, Ngoài ra, đốc hậu cung được xây liền với Đốc với hai bên được phủ phiêu bởi một bên voi, một bên ngựa.
Nhà bia với kiến trúc hình lục giác với thiết kế 6 mái được xây dựng, bố trí ngay dưới chân Đền Hạ. Trên đỉnh của các mái được đắp hình nậm rượu và lớp bằng gạch bìa bên trong, tráng lớp xi măng bên ngoài. Ngay dưới chân Đền Hạ, được thiết kế là đặt một bia đá ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói về những châm ngôn lịch sử khi người về thăm và dặn dò.

Khám phá tại Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu)
Kiến trúc hình chữ nhật dài 7,2m quay về hướng nam với mái hiên cao 1,8m, rộng 3,7m các cầu giang gối với tường và đặc biệt là không có cột kèo. Đây được tương truyền là nơi thường xuyên được các Vua Hùng, Lạc hầu tham quan du ngọa nơi đây, ngắm cảnh nơi đây.
Khám phá Đền Thượng và Lăng Hùng vương
Tương truyền rằng vào thời Hùng Vương, tại nơi đây đã có sự kiện Vua Hùng lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thực hiện nghi lễ thờ trời đất, chính vì đó nơi đây được coi là một tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp với mục đích cầu mong một mùa màng bội thu và mưa thuận gió hòa.
Lăng Hùng Vương được người dân truyền tai nhau đây là ngôi mộ của đời Vua Hùng thứ 6, nằm ở phía đông Đền thượng, với vị trí địa lí chân đạp thủy, đầu đội sơn và mặt hướng về phía Đông Nam. Lăng Hùng Vương có hình dạng vuông với các cột được xây liền tường và đao cong 8 góc, với hệ thống khoa học xếp tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng. Ngoài ra ba mặt Tây, Đông, Nam với hệ thống cửa vòm và hai bên cửa đều có kỳ lân được lắp xung quanh trang trí các bông hoa bằng đá.

Tham quan di tích Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh)
Truyền thuyết tương truyền rằng địa điểm này là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường hay soi gương khi theo cha đi kinh lý, vì hai người đã giúp nhân dân trồng cây lúa nước và trị thủy sau đó khi hai người mất đi đã được nhân dân yêu mến và lập bàn thờ phụng đến muôn đời.
Cổng đền giếng với kiến trúc tựa giống cổng chính được xây vào thế kỉ 18 nhưng có điểm khác biệt là nhỏ và thấp hơn, cấu trúc 2 tầng 8 mái, ở giữa và dưới là cửa xây theo kiểu kiến trúc vòm, hai bên cột trụ là nghê chầu và tầng trên giữa chứa bức thư đại tư đề.

Tìm hiểu về Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Xây dựng trên núi Vặn hay thời nay gọi là núi Ốc Sơn từ năm 2001, với hệ thống kiến trúc cột, hoành, xà, dui bằng gỗ lim. Bên cạnh đền có các nhà Tả Vũ, nhà Bia, nhà Hữu Vũ…Hơn thế nữa trong đền còn có các tượng Lạc hầu, Lạc tướng và đặc biệt là tượng Mẹ Âu Cơ với lối đi lên đền xây với 553 bậc đá.

Di tích lịch sử linh thiêng Bảo Tàng Hùng Vương
Khởi công xây dựng từ 1996 với tổng số hơn 700 hiện vật gốc và hơn 4000 hiện vật trong bảo tàng. Ngoài ra, phần trưng bày chủ yếu chỉ ra 3 yếu tố chính là giới thiệu được các hiện vật từ thời xa xưa, chỉ ra tình cảm của nhân dân với nền di tích lịch sử, và cuối cùng chỉ ra cho chúng ta hiểu về cội nguồn, dòng máu linh thiêng luôn chảy trong con người chúng ta.

- Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Cần chuẩn bị những gì khi đi Đền Hùng Phú Thọ
Theo thống kê thì thời điểm thích hợp đi Đền Hùng để mọi người đi tham quan đó chính là khoảng thời gian rơi vào từ tháng 2 đến tháng 5. Bởi trong khoảng thời gian này thiên nhiên đang ưu ái cho chúng ta quá lớn với thời tiết mát mẻ, dễ chịu và là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều các lễ hội lớn. Do đó, nếu bạn tới Đền Hùng vào khoảng thời gian như trên có thể bạn sẽ được thưởng thức thêm không khí nơi đây đầy ắp sự nhộn nhịp và vui tươi.
Đặc sản ở Đền Hùng Phú Thọ
Nhắc đến Đền Hùng là không thể không nhắc tới những tinh hoa ẩm thực ở nơi đây. Bởi nơi đây chứa đựng nhiều món ăn đặc sản của miền Bắc như bánh tai, cọ om, thịt chua, bánh sắn và bánh chưng làng Dòng.
- Bánh tai: được làm bằng cách dùng một lớp áo gạo tẻ sau đó bỏ nhân thịt lợn rồi gói lại, khi ăn bánh ta cảm nhận được vị dẻo, mát và bùi của bánh…Ngoài ra, nguồn gốc của cái tên cũng được tiết lộ vì tạo hình của nó giống chiếc tai nên mọi người đặt luôn cho nó chiếc tên đáng yêu này.
- Thịt chua: đây được coi là món đặc sản rất nổi tiếng của Phú Thọ, với hương vị bùi bùi, giòn, hòa quyện với chút thính đã lên men giúp mang đến cho người ăn một hương vị mới lạ và vô cùng độc đáo. Món này mọi người thường ăn với các loại lá như sung, ổi hoặc các lá đinh lăng…
- Bánh sắn: được coi là loại bánh bình thường dân dã, tuy nhiên chất lượng của bánh mang lại khiến du khách vô cùng ấn tượng với vị thơm bùi của sắn và cả vị béo ngậy thơm ngon trong món ăn.

Chuẩn bị những lễ vật gì khi đi Đền Hùng Phú Thọ
Để chuẩn bị lễ vật khi đi thăm Đền Hùng Phú Thọ cũng là một điều mà mọi người khá là quan tâm. Bởi những lễ vật mà dâng tới các vị Vua Hùng không phải ai cũng biết cách dâng sao cho đúng. Lễ vật dâng lên gồm 18 chiếc bánh dày, 18 chiếc bánh chưng đây là tượng trưng cho 18 vị Vua Hùng, ngoài ra còn các rượu, hoa quả, trầu cau hương hoa…
Đối với ai cúng mặn thì bạn có thể cúng với mâm gồm thịt lợn, bò, dê, gà luộc cùng với các hương hoa, trầu cau. Đặc biệt thì 18 ly rượu được dâng lên cùng với 18 ly nước sạch mà mọi người thường lấy nước mưa đem đun sôi để nguội.

Những lưu ý khi đi tham quan Đền Hùng Phú Thọ
Đền Hùng là nơi linh thiêng, là nơi thành lập với mục đích tưởng nhớ lại công lao dựng nước và giữ nước của các vị Vua Hùng thời xa xưa, do đó mà khi đến một nơi như vậy bạn cũng cần phải nhớ những lưu ý khi tham quan Đền Hùng Phú Thọ này để tránh ảnh hưởng đến người khác hay thậm chí là chính bản thân mình.
- Đầu tiên là về trang phục, trang phục quần áo phải chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, không nên dùng những trang phục mang tính phản cảm tới nơi linh thiêng gây ảnh hưởng tới người khác, và thậm chí còn là không tôn trọng chính mình.
- Thứ hai là về lời nói cử chỉ: lời nói cử chỉ nhẹ nhàng vừa đủ nghe, không nên la hét hay nô đùa trong khu vực linh thiêng khiến người khác mất tập trung và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của ngôi Đền. Không nên chửi tục hay gây gổ đánh nhau làm ảnh hưởng xấu tới Đền
Bời vì Đền Hùng Phú Thọ là nơi linh thiêng giúp ta tưởng nhớ về công lao của các vị Vua Hùng thời xa xưa, tưởng nhớ lại các công cuộc giữ nước và dựng nước mà cha ông ta đã vất vả để lại.

Bài viết trên đã đưa ra cho các bạn những gợi ý khi đi du lịch đến bất kì nơi đâu dù trong hay ngoài nước.
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0987.662.123
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội