Xu hướng du lịch kết hợp với lễ bái những ngôi chùa, đền miếu nổi tiếng trên toàn quốc của nhiều người đã thực sự đem lại những cái giá trị tinh thần to lớn. Bởi vì trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam thì họ tin rằng có những vị thánh nhân phù trợ cho con người biết sống thiện lành. Cho nên việc đi lễ đền ông Hoàng Mười Nghệ An cũng là một phần trong phong tục tập quán tốt đẹp ấy. Chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về đền thờ ông Hoàng Mười cùng những kinh nghiệm lễ bái đền chùa trong bài viết này.

Ngôi Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An linh thiêng nhất Việt Nam
Theo sử sách ghi chép thì ngôi đền được xây dựng vào năm 1634 thời kỳ nhà Lê. Sau nhiều biến cố lịch sử của đất nước thì đền bị phá hủy. Mãi đến năm 1995 nhà nước Việt Nam mới bắt đầu xây dựng lại ngôi đền. Vào năm 2022, đền ông Hoàng Mười được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời phát triển khu vực này thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh lớn nhất của tỉnh Nghệ An.
Bên trong ngôi đền trưng bày hơn 21 bản sắc phong bản tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp rất có giá trị thẩm mỹ và giá trị lịch sử. Ngôi đền đặc biệt được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa chiền thời nhà Nguyễn bao gồm 3 tòa cung điện là thượng điện, trung điện và hạ điện.

Địa chỉ của ngôi đền nổi tiếng ông Hoàng Mười ở đâu Nghệ An?
Đền Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ nằm cách thành phố Vinh 2 km theo đường chim bay thuộc địa phận xã Xuân An, Hưng Nguyên, Nghệ An. Đây là một ngôi đền rất nổi tiếng ở miền Bắc nước ta đón chào hàng triệu lượt khách mỗi năm đến viếng và lễ bái. Vị trí ngôi đền tọa lạc bên bờ sông Lam, núi Hồng Lĩnh và đây cũng là quê hương của ông Hoàng Mười.
Ông Hoàng Mười là ai ?
Đức thánh Hoàng Mười là một vị truyền nhân rất nổi tiếng trong văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Á Đông.
Theo truyền thuyết dân gian thì ông Hoàng Mười chỉ là một nhân vật huyền thoại giáng trần để giúp đời. Tuy nhiên người dân xứ Nghệ lại thường nhắc nhở con cháu về thân thế và sự nghiệp của ông Hoàng Mười như một nhân vật có thật trong đời sống. Như vậy thì chúng ta sẽ thiên về phần giả thiết nào mang tính thuyết phục cao nhất ?

Theo truyền thuyết dân gian thì ông Hoàng Mười là người con thứ 10 của vua Động Đình Bát Hải. Ông giáng xuống trần để giúp dân theo lệnh của vua cha. Bởi vì ông làm một người văn võ song toàn và rất là có tài đức. Dưới dương gian ông là một vị tướng xông pha chinh chiến trận hùng dũng. Đồng thời ông còn là một người vô cùng hào hoa phong nhã và giỏi văn chương thơ phú.
Còn theo những lời kể của người dân vùng Hà Tĩnh thì ông Hoàng Mười tên thật là Lê Khôi. Một người cháu ruột của vua Lê Lợi chinh chiến 10 năm trong kháng chiến chống quân giặc. Ông là một vị tướng tài của thời nhà Lê dẹp giặc ngoại xâm.
Và cũng theo một truyền thuyết khác thì ông lại là con trai của vua Lý Thái Tổ được “tái sinh” xuống trần làm Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Vậy còn thực hư về sự tích ông Hoàng Mười làm vị tướng dẹp giặc Minh rất tài ba tên là Nguyễn Xí dưới thời vua Lê Thái Tổ ? Và sau này trấn giữ vùng đất Hà Tĩnh quê hương của mình.
Lễ hội đền Ông Hoàng Mười thường diễn ra tháng nào trong năm ?
Những ngày lễ hội ở đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 3 âm lịch hàng năm còn gọi là lễ hội khai điểm. Và ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch mỗi năm là ngày lễ giỗ của ông.
Ông Hoàng Mười cùng với “Ông Hoàng Bảy” là hai vị thần thường về ngự đồng. Đây là hai nhân vật được Mẫu mẹ tin tưởng giao cho đi chấm lính nhận đồng. Tuy nhiên những người nào mà sát căn với ông Hoàng Mười thường có tính cách hào hoa phong nhã giỏi văn chương thơ phú. Bởi ông đã được sắc tặng hơn 21 sắc phong đều được lưu giữ trong đền thờ.
Đền Ông Hoàng Mười cũng là nơi thường tổ chức đại lễ cầu siêu cho các anh hùng, chiến sĩ trận vong đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược các thời kỳ. Vì vậy hàng năm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười cũng được tổ chức rất hoành tráng với các hoạt động rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn, thi đánh cờ người, chọi gà, hát chầu văn…

Khi ngự đồng, quan Hoàng Mười thường được mặc áo vàng thêu rồng uốn hình chữ Thọ. Trên đầu ông đội khăn xếp có thắt lát vàng và cài chiếc kim màu vàng lệch một bên. Ông ngự về tấu hương rồi múa cờ và khai quang như đang xông pha trận mạc chinh chiến.
Có khi ông đi bách bộ ngâm thơ vịnh phú trên tay là quạt làm quyển thư, trên đầu là chiếc bút gài. Thậm chí có những lúc ông còn cầm vải lụa vàng như đang diễn tả lại cảnh cũ đang cùng người dân kéo lưới trên sông Lam. Những người hành lễ đều xem động tác này của ông giống như đang kéo tài kéo lộc về cho họ.
Rồi ông lại cầm theo lên ngựa đi chấm đồng để những người hành lễ vội vàng dâng tờ tiền màu vàng, màu đỏ để làm lá cờ cài lên đầu ông. Lắm lúc khi ông hưởng vui sẽ thường kêu dân đội trà xanh, miếng trầu vàng hay thuốc lá. Đó là những món đặc sản của vùng quê hương của ông thưởng thức xong rồi ông văn tấu những điệu hò xứ Nghệ êm tai và da diết.
Đến lễ đền ông Hoàng Mười nên cầu khấn gì ?
Vào những ngày tiệc ông Hoàng Mười vào tháng 10 hay tháng 3 hàng năm du khách thập phương sẽ đến chiêm bái đền ông ở Nghệ An. Người ta nô nức dâng cờ quạt, mâm lễ, bút sách, hoa quả để cầu tài cầu lộc, cầu đỗ đạt khoa cử, thành danh để làm rạng danh liệt tổ liệt tông.
Cầu thăng quan tiến chức, công danh, sự nghiệp, tài lộc và bình an
Vốn dĩ là một người tài đức vẹn toàn, văn võ đều giỏi cho nên ông Hoàng Mười đã để lại nhiều chiến công, nhiều phúc đức đời đời. Vì vậy những người hành lễ luôn tin tưởng ông Hoàng Mười là vị thần mang đến sự thăng tiến cho con đường công danh sự nghiệp của họ.
Cho nên đa số những người đến lễ bái đền ông Hoàng Mười đều mong được phù hộ độ trì cho học hành thi cử đỗ đạt, đường quan lộ hanh thông, giữ được vị trí lãnh đạo chủ chốt và đặc biệt là được người đời ngưỡng vọng.
Và cũng theo truyền thuyết dân gian thì ông Hoàng Mười sau khi chết đã để lại tiền bạc ở chốn dân gian để ban phát cho người nghèo đói. Cũng như lúc còn là một vị thánh nhân ông Hoàng Mười cũng thường hiển linh ban phát tài lộc cho người dân quanh vùng.

Vì vậy những người làm lễ đến khai hội đền ông Hoàng Mười cũng thường thành tâm cầu khấn được ban phát tài lộc. Để rồi từ đó người ta xem đền ông Hoàng Mười là nơi cầu tài lộc linh thiêng nhất Việt Nam.
Trong giới kinh doanh người ta cho rằng đền Ông Hoàng Mười là ngôi đền cầu gì được nấy ở Việt Nam. Cho nên ai cũng nên đến lễ bái ông Hoàng Mười dù chỉ một lần. Bởi vì sau khi lễ bái đền ông Hoàng Mười về thì công việc kinh doanh mua bán của họ rất là thuận lợi và mọi việc cầu khấn đều trở thành hiện thực.
Cho nên người ta thường đến đền ông Hoàng Mười để cầu mua may bán đắt, cầu cuộc sống luôn bình an, vui vẻ. Đặc biệt là cửa hiệu luôn luôn đông khách hàng và đạt lợi nhuận cao nhất.
Kinh nghiệm đi lễ bái đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An
Đối với các du khách phương xa thì lễ hội đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An rất là nhộn nhịp và đông vui. Tuy nhiên họ không có biết cách sắm mâm lễ dâng cúng khi tham gia tiệc. Đặc biệt là phần tiền công đức họ không biết nên chuẩn bị tiền chẵn hay tiền lẻ cho nó hợp lý. Vì vậy sau khi đọc bài viết này họ sẽ biết cách chuẩn bị sắm lễ khi đến chiêm bái đền ông Hoàng Mười.
Đầu tiên khi nhắc về mâm lễ đền ông Hoàng Mười ở đất Nghệ An thì bạn cần chuẩn bị một mâm lễ vật sau đây :
- 01 con gà trống luộc nhớ bắt chéo cánh cho đẹp hoặc chân giò luộc, thịt heo quay đều được.
- 01 đĩa xôi trắng hoặc là xôi gấc
- 01 chai rượu, một chai nước lọc
- 01 bó hương thơm
- 01 mâm sớ điệp
- 01 đĩa trầu cau tươi
- 01 dĩa tiền quan, tiền dương tùy tâm
- 01 mâm vàng quang màu vàng 5 dây

Khi chuẩn bị mâm lễ thờ quan ngũ hổ thì bạn chỉ cần chuẩn bị một chai rượu, một dây vàng trắng, một đĩa muối gạo, một dĩa 5 quả trứng gà, một bó hoa tươi, hương thơm và một ít tiền dương.
Đối với tiền công đức thì tùy tâm nhưng tốt nhất là bạn nên chuẩn bị tiền chẵn để làm công đức. Không nên rải tiền lẻ vừa mất vẻ văn minh vừa hay khó khăn cho việc vệ sinh đền.
Xem thêm : Đền Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang – Điểm đến tâm linh xứ “vải”
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0964.881.678
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội