Khi đến với vùng đất Quảng Ninh một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ qua đó chính là Chùa Yên Tử Quảng Ninh, nơi đây được biết đến là khu di tích và danh lam thắng cảnh mang tên Yên Tử. Ngôi chùa này mỗi năm đón hơn hàng nghìn lượt khách đến đây dâng hương và cúng bái bởi vì độ linh thiêng.

Chắc hẳn tiếng tăm của ngôi chùa này đã được rất nhiều người biết đến tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được rằng chùa đang thờ ai, nằm ở đâu…
Để hiểu rõ hơn về ngôi chùa này thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để cập nhật được ngay những thông tin hữu ích ngay trong bài viết này nhé!
Giới thiệu tổng quan về ngôi chùa Yên Tử ở Quảng Ninh
Khu di tích Yên tử là một địa điểm bao gồm các am, tháp, chùa, tượng… được bao quanh bởi rừng cây cổ thụ và thiên nhiên rộng lớn từ đoạn dốc Đỏ cho lên tới chùa là khu vực nằm ở đỉnh núi. Yên Tử được biết đến là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm nằm sâu trong khu Đông Bắc ngay từ cuối thế kỷ 13.
Tại núi Yên tử được biết đến có chùa Đồng với độ cao lên đến 1.068m so với mặt nước biển. Chính bởi sự hào hùng về mặt lịch sử dũng như là những nét đẹp về thiên nhiên kết hợp với một nền văn hóa độc đáo thì Chùa Yên Tử đã được liệt kê vào một địa điểm là Danh sơn đất Việt.
Từ thế kỷ thứ 10 có một vị đạo sĩ rất nổi tiếng đã lên núi tu hành đó là Yên Kỳ Sinh. Tuy nhiên địa điểm này mới thật sự được quan tâm và biết đến nhiều nhất là khi vị vua Trần Nhân Tông từ bỏ chức vị ngai vàng và đến Núi Yên Tử tu hành và chuyên tâm nghiên cứu phật pháp.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Chính bởi vì vậy mà Vua Trần Nhân Tông đã là người đầu tiên của Thiền Phái Trúc Lâm với pháp danh được lưu truyền muôn đời là Điều Ngự Giác Hoàng.
Tiếp nối tổ phật thì vị tổ thứ 2 là Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ 3 là Huyền Quang Lý Đạo Tái. Từ đó nơi đây được biết đến là địa điểm tu hành hay là cái nôi của Phật pháp Việt Nam, bước đà cho sự phát triển của các tư tưởng về dân tộc về đất nước.
Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm thì ngày nay Chùa Yên Tử còn trụ lại là 11 chùa và hàng trăm các am, tượng, bia.. khác nhau. Tại đây là nơi quy tụ nhiều nét kiến trúc cực kỳ đặc biệt, mỗi di tích còn lại đều mang một ý nghĩa thiêng liêng và một tư tưởng mới một sự sáng tạo khởi đầu mới.
Ngày nay để phục vụ cho nhu cầu viếng thăm, dân hương của các tín đồ phật giáo hay đơn giản là du lịch thì cáp treo đã được hình thành để quá trình đi lại được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Điểm đặc biệt của cáp treo là đưa du khách lên đến độ cao 534m so với mặt nước biển, điểm đặc biệt thứ 2 là tại đây tồn tại 2 cây đại cổ thụ 700 tuổi cực kỳ thiêng liêng.
Khi được cáp treo đưa lên tới độ cao 534m thì sẽ tiếp tục leo lên ngôi chùa Đồng bằng đường bộ.
Trên đoạn đường này thời tiết cực kỳ mát mẻ, du khách đi vào sáng sớm sẽ cảm thấy được những làn mây cực kỳ ảo diệu.
Ngoài ra khi trời đã quang thì du khách sẽ được thấy rõ cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vỹ vùng Đông Bắc. Chính bởi vì vậy mà ngày nay ngôi chùa Yên Tử được biết đến là một địa điểm nổi tiếng nhất ở miền Bắc và đặc biệt là Quảng Ninh.
Lượng khách du lịch và cũng bái đến đây rất đông để dâng hương và cầu nguyện rất đông đặc biệt là các dịp lễ, thời gian dâng hương đông nhất là từ ngày 10 tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch.
>>> Xem thêm: 06 kinh nghiệm khi du lịch tại Đền Trần Nam Định mà bạn nên biết
Những điều cần biết khi đến Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh
Nếu bạn chưa từng đến với chùa Yên Tử thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được những thông tin chi tiết nhất về địa điểm hiện nay của chùa?, chùa đang thờ ai? và nhiều thông tin khác nữa nhé!
Địa điểm chính xác của Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh
Trên núi Yên Tự nhìn về phía Tây, đây là chị trí mà chùa Yên Tự đang nằm với nhiều ngôi chùa lớn té cùng với các am tượng…
Núi Yên Tự được biết đến là một dãy núi thuộc cung Đông Triều nơi được bảo quanh bởi đất mẹ thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ hiện nay đang nằm tại Uông Bí, Quảng Ninh. Ngoài tên gọi là Yên Tử thì đỉnh núi này còn có tên gọi khác là Bách Vân Sơn vì quanh năm được mây phủ.

Yên tử Quảng Ninh ngoài là địa điểm thờ cúng thiêng liêng của Phật pháp thì còn biết đến với một địa điểm có cảnh sắc thiên nhiên cực kỳ ấn tượng. Ở tại đây khi bạn đặt chân đến thì nhìn mình thật nhỏ bé khi được bao trọn bởi thiên nhiên cực kỳ rộng lớn.
Những gốc cây cực kỳ to và rộng lớn, đại cổ thụ với số tuổi lên đến hàng trăm năm. Ngày nay khi cuộc sống hiện đại thì những địa điểm còn lưu giữ được mãi hồn sắc thiên nhiên của người Việt cực kỳ hiếm hơi nên tại đây thu hút được một lượng khách du lịch đến thăm quan rất lớn.
Địa chỉ của chùa Yên tử là Núi yên Tử, Thôn Nam Mẫu, Xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh.
Khi đi đến ngôi chùa thì du khách nên đến trong khung giờ từ 5-20h hàng ngày.
Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh đang thờ ai?
Chùa Yên Tử được biết đến là nơi thờ vị Vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ vị trí cao sang để lui về với Phật pháp.
Khi đến đây người lấy tên pháp danh là Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đây cũng là cái nôi và là nơi thành lập ra Phật pháp đầu tiên trên đất nước Việt Nam.
Danh sách đền, chùa trong quần thể Chùa Yên Tử Quảng Ninh
- Đền Trình: Đây là nơi mà chúa Trình dừng chân trước khi đi hành hương lên Yên Tử
- Chùa Suối Tắm: Đây là nơi dừng chân, nghỉ ngơi của vua Trần Nhân Tông
- Chùa Cầm Thực: Chùa đã có mặt từ thời Trần, sau chiến tranh chùa bị tàn phá nghiêm trọng, thời điểm hiện tại chùa đã được tu sửa lại
- Chùa Giải Oan: Khi xưa, vua Trần Nhân Tông từ ngôi tìm đến tu hành bỏ lại các cung tần mỹ nữ trong cung, để chứng minh lòng trung thành, một số cung phi đã lựa chọn kết liễu cuộc đời bằng cách đắm mình dưới sông sâu. Vì vậy là nơi dựng đàn tràng cúng giải oan nên có tên là chùa Giải Oan
- Chùa Hoa Yên: Đây là nơi Trần nhân Tông truyền giảng đạo phật
- Cụm tháp Hòn Ngọc: Hình thành từ đời Lê đến đời Nguyễn, bên cạnh các tháp đá và tháp gạch thì còn có các ngôi mộ của các nhà sư Yên Tử
- Khu Tháp Tổ: Một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông được cất giữa tại đây, còn có xá lị của một số nhà sư tu hành khác
- Chùa Một Mái: Nơi đọc sách, soạn kinh của Phật Hoàng, chùa Một Mái thờ Tam Tổ Trúc Lâm, thờ Phật tổ, thờ Mẫu
- Am Ngự Dượng, Am Thung: Nơi điều chế thuốc chữa bệnh cho nhà sư và người dân của Phật Hoàng Trần Nhân Tông
- Chùa Bảo Sai: Đây là nơi tu hành của một vị đệ tử thân thích theo cạnh Phật Hoàng tên là Bảo Sai, chùa Bảo Sai từng là nơi biên tập và tống ấn kinh văn
- Chùa Vân Tiêu: Các vị tăng sĩ thường tu luyện tại đây
- Tượng Phật Hoàng: Chỉ mới được đúc trong những năm gần đây, được làm bằng đồng nguyên khối
- Tượng An Kỳ Sinh: Truyền thuyết kể rằng An Kỳ Sinh là một vị tu sĩ hóa đá
- Chùa Đồng: Trước đây là nơi ngồi tọa thiền của Ngọc Hoàng, sở dĩ có tên chùa Đồng là nhờ sau này vợ chúa Trịnh xây dựng và tạc bằng đồng, cho đến năm 2007 thì trùng tu lại. Đây là nơi thờ phật Thích Ca, tượng Tam tổ Trúc Lâm

Chính bởi vì vậy khi đến đây dân hương hay di du lịch thì ngoài việc đến với cội nguồn của Phật giáo thì còn đến với nơi tưởng nhớ về một vị vua của đất nước. Một vị mua đã không vướng bận đến tiền tài vật chất hay một cuộc sống xa hoa mà người lại chọn lên núi tu hành để mang đến ấm no hạnh phúc, phước lành cho người dân cho nhân dân.
Chùa Đồng Yên tử ở Quảng Ninh có độ cao bao nhiêu?
Theo như số liệu đo đạc được thì Ngôi chùa Yên Tử Quảng Ninh hiện nay đang có độ cao là 1068m. Tại trên vị trí đỉnh núi thì chùa Đồng được xây dựng ở thời Hậu Lê với kiến trúc cực kỳ tinh tế và được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và chiều rộng là 12m.
Khi lên đến đây thì du khách sẽ cảm thấy được sự uy nghiêm và hoành tráng với tượng đồng phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Khi quý khách lên đến độ cao 700m thì sẽ gặp chùa Vân Tiêu, một ngôi chùa ẩn sau những đám mây thoát ẩn thoát hiện. Khi xuống ở vị trí thấp hơn là 534m thì quý khách sẽ được thăm quan chùa Hoa Yên, ngôi chùa này được xây lại do ngôi chùa cũ đã bị phá hủy bởi nhiều yếu tố tác động ở năm tuổi 30.
Những kinh nghiệm cần biết khi đi đến Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh
Ngôi chùa Yên Tử rất lớn chính bởi vì vậy bạn cần phải xác định rõ lịch trình là sẽ di chuyển đi đâu và đi những địa điểm nào.
Để bạn có thể hiểu rõ hơn thì ngay trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm tuyệt vời nhất khi đi đến chùa Yên Tử nhé!
Kinh nghiệm di chuyển đến chùa Yên Tử
Khi đi thăm quan chùa Yên Tử thì bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc sẽ di chuyển bằng phương tiện công cộng hay xe riêng.
Khi di chuyển bằng phương tiện nào thì cũng chỉ có một điểm đến nhất định nên nếu đi bằng xe riêng thì hãy đi theo định vị của bản đồ. Trong trường hợp nếu di duyển bằng phương tiện công cộng thì bạn cứ yên tâm rằng bác tài sẽ hướng dẫn và đưa bạn đến địa điểm một cách chính xác nhất nhé!
Chùa Yên Tử có hai hướng chính đó chính là Tây Yên Tử và Đồng Yên Tử, đặc điểm chung của hai nơi này là đều nằm trên QL18.
Nếu xuất phát từ Hà Nội thì và đi bằng xe công cộng thì bạn có thể bắt tuyến đường Quảng Ninh, Móng Cái và xuống tại bất kỳ trị trí nào cũng được.
Nếu bạn muốn xuống Tây Yên Tử thì hãy lái xe về xã Đông Triều ngay tại đoạn ngã giao nhau giữa Trần Nhân Tông với QL18 bạn sẽ thấy cáp treo Ngọa Vân cách đó 10km và đi theo hướng này để đến dưới chân núi Yên Tử và đi Cáp treo lên địa điểm đỉnh núi nhé!
Trong trường hợp khi bạn đi về phía Quảng Ninh Móng cái mà muốn xuống Đông Yên Tử thì hãy đi đến TP Uông Bí. Tại đây bạn tiếp tục lái xe đến Hạ kiều khoảng 15km cách TP Uông Bí là sẽ đến được chân chùa Yên Tự.
Những địa điểm này khá dễ tìm và bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của Google Map để có thẻ biết rõ đường đi là lộ trình hơn nhé!

Kinh nghiệm lựa chọn trang phục khi đến Chùa Yên Tử
Đây là chốn linh thiêng và là nơi thờ cúng trang nghiêm chính bởi vì vậy khi đến đây du khách cần lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với quy tắc.
Không chỉ là chùa Yên Tử mà bất kỳ ngôi chùa nào khi bạn đi đến cũng cần có sự trang nghiêm, đồ kín đáo, lịch sử. Đây là khu vực ngoài Bắc và leo lên núi cao nên khi đến đây cần mang theo áo khoác và ưu tiên đi các loại giày thể thao để di chuyển được nhiều.
Kinh nghiệm sắm lễ dâng hương lên Chùa Đồng Yên Tử
Sắm lễ chùa Đồng Yên Tử nên ưu tiên chọn các món chay như Hương, hoa cúng, trái cây, xôi chè…
Nếu bạn mang lễ mặn lên chùa thì không nên đặt trong chính điện, nếu bạn muốn dân lễ mặn như trâu, dê, heo… thì cần liên hệ trước để biết lễ mặn được dâng ở đâu và cần gì?
Lời kết:
Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh được biết đến là một địa điểm linh thiêng và là cái nôi của Phật pháp. Trải qua hàng thế kỷ nên ngôi chùa mang trong mình một nét cổ kính và uy nghiêm hiếm có. Đây là một địa điểm cực kỳ đặc biệt, chính bởi vì vậy nếu có cơ hội bạn hãy thử trải nghiệm ngay nhé!
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0987.662.123
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội