Theo tục lệ vào những ngày đầu năm mới du khách thập phương thường nô nức trở về đền Bà Chúa Kho để xin lộc rơi, lộc vãi. Đồng thời sắm lễ vay tiền tại đền Bà Chúa Kho, với mong muốn sẽ được Bà phù hộ độ trì cho công việc làm ăn được may mắn, thuận lợi. Và cũng theo tục lệ “có vay có trả” nên vào mỗi dịp cuối năm du khách thập phương lại quay trở lại đền Bà Chúa Kho để tìm hiểu nghi thức sắm lễ trả nợ.

Việc sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho cũng quan trọng và nhiều quy định mà khách thập phương cần phải nhớ không kém gì lúc sắm lễ vay tiền vào mỗi dịp đầu năm mới. Dưới đây là tất tần tật những thông tin về cách sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho đủ lễ, đủ lòng thành nhất mà du khách thập phương cần phải biết.
Tất tần tật nghi thức sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho
Mọi người vẫn thường nói “trần sao âm vậy”, “có vay có trả”. Vậy nên khi đầu năm mới du khách thập phương đã đến với đền Bà Chúa Kho để vay vốn làm ăn, thì vào cuối năm nên quay trở lại để “trả nợ”. Cũng như để cảm tạ tấm lòng phù hộ độ trì của Bà trong suốt một năm được bình an, làm ăn thuận lợi.

Việc sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho không giống như việc mà bạn đi trả nợ thông thường. Du khách thập phương cần phải sắm lễ trả nợ đầy đủ, đúng thủ tục như theo phong tục tập quán tại đền. Thời gian trả nợ cũng không quá bắt buộc là phải “đầu năm vay vốn, cuối năm trả nợ”. Mà người vay vốn có thể đến để vay vốn hoặc trả nợ vào bất cứ thời điểm nào mà bản thân họ cảm thấy thuận tiện và phù hợp nhất.
Những lễ cần sắm khi làm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho
Cũng giống như sắm lễ xin lộc hay sắm lễ vay vốn tại đền Bà Chúa Kho, khi sắm lễ trả nợ tại đền, du khách cũng cần biết những thứ cần thiết để sắm lễ được đầy đủ, và thành tâm nhất.

Sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho có thể phân chia thành các loại lễ khác nhau. Trong đó có các lễ cơ bản như sau:
Lễ chay
Bao gồm: Tiền vàng, kim ngân, hoa, quả tươi, bánh, kẹo, oản, quả cau, lá trầu…
Lễ chay thường được dùng ở ban Phật, Bồ Tát, ban Thánh Mẫu.
Lễ mặn
Bao gồm: Các món thịt luộc, gà luộc, đĩa xôi, bát chè, và những món ăn kèm theo. Du khách thập phương nếu không muốn sử dụng các đồ lễ mặn nhưng vẫn muốn có một mâm lễ mặn để tạ lễ thì có thể sử dụng các nguyên liệu chay để thay thế. Các nguyên liệu chay này sẽ được chế biến tạo ra các món ăn giống như một mâm lễ mặn thật.
Lễ mặn chỉ được dùng ở một nơi duy nhất trong đền Bà Chúa Kho chính là Ban Công Đồng Tứ Phủ.
Lễ đồ sống
Bao gồm: Thịt, hải sản biển, đặc sản núi rừng, trứng, gạo, muối…
Lễ đồ sống thường được đặt tại các ban trong đền Bà Chúa Kho. Tuy nhiên, không được sử dụng lễ đồ sống tại Ban Ngũ Hổ, Ban Bạch Xà, Ban Thanh Xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
Lễ Cỗ sơn trang
Bao gồm: Đặc sản chay trên toàn quốc (tại Việt Nam). Cần tránh bỏ các đồ như quả chanh, ớt, cua, ốc… vào lễ Cỗ sơn trang. Có thể sử dụng gạo nếp cẩm nấu xôi chè vào mâm Cỗ sơn trang. Nên sử dụng các vật dụng có màu xanh lá để hợp vía.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu
Bao gồm: Hộp bánh, gói kẹo, oản, hương, hoa quả, quần áo, trang sức, các món đồ chơi, các món đồ mà trẻ con thường hay thích ăn, thích chơi.
Lễ thành hoàng, thư điền
Bao gồm: Các lễ vật làm từ đồ chay, không sử dụng các loại quả như chanh, ớt…

Những bước dâng lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho.
Khi sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho cần chú ý có tất cả 8 ban thờ trong đó gồm 4 ban chính là: Tiền Tế, Công Đồng Phủ, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung. Cùng 4 bạn kế bên là: Ban bát bộ sơn trang, ban cô, ban cậu, Đế cảnh.
Các bước dâng lễ trả nợ tài đền Bà Chúa Kho gồm:
+ Thắp hương, đặt lễ tại đền để trình khấn thổ công, các vị quản thần, tài thần… để báo cáo gia chủ hôm nay đến xin sắm lễ trả nợ.
+ Thắp hương, dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho: Đặt lễ xong, quay ra cửa, thắp hương theo tuần tự từ ngoài vào trong.
Thủ tục hạ lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho.
Sau khi đã sắm lễ trả nợ và dâng lễ tại các ban thờ theo đúng trình tự, khách thập phương có thể đợi tuần hương cháy xong thì tiến hành hạ lễ tại ban thờ chính. Sau đó hóa sớ xong xuôi, đầy đủ thì mới tiến hành hạ lễ tại các ban thờ khác.

Nếu thấy hương đã cháy hết thì khách thập phương có thể thắp thêm một tuần hương nữa. Sau đó mới hóa sớ để mọi việc được thuận tiện và đàng hoàng nhất.
Trên đây là những điều mà du khách thập phương cần biết khi sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho. Khi đã đến với cửa đền tấm lòng thành là quan trọng nhất, lễ vật là tùy tâm, bạn nên chú ý chuẩn bị, sửa soạn sao cho vừa đầy đủ, vừa đúng lễ nghi mà không quá phô trương, lãng phí.
Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)
Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh
Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)
Email: kiencome@gmail.com
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội