Chùa Dâu Bắc Ninh – Ngôi Chùa Phật Giáo Lâu Đời Nhất Việt Nam

gioi-thieu-chua-dau-bac-ninh

Trải dài khắp các tỉnh thành Việt Nam hiện nay có hàng ngàn ngôi chùa, từ vẻ đẹp cổ đính đến hiện đại đều đủ cả. Nếu bạn có dịp ghé thăm làng quan họ Bắc Ninh thì nhất định phải một lần đến với chùa Dâu Bắc Ninh – ngôi chùa Phật giáo cổ kính, có tuổi thọ lâu đời nhất trên đất nước ta. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi chùa này nhé!

Giới thiệu tổng thể về chùa Dâu Bắc Ninh

Nếu như bạn có dịp đến với mảnh đất có diện tích nhỏ nhất Việt Nam – Bắc Ninh thì chắc chắn phải một lần ghé qua chùa Dâu tại Thuận Thành – Bắc Ninh, một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm gắn liền với các thăng trầm của lịch sử.

Ngôi chùa được xây dựng trên xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đến chùa Dâu tham quan, du khách sẽ thấy thích thú bởi vẻ đẹp mà nó đem lại. Chùa Dâu còn có các tên gọi khác như Pháp Vân tự, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Thiền Đình tự. Vậy nên khi nghe thấy các tên gọi này bạn cũng đừng thấy quá lạ lẫm nhé, chúng vẫn chỉ là cùng một ngôi chùa mà thôi.

gioi-thieu-chua-dau-bac-ninh

Tuổi thọ Chùa Dâu ở Bắc Ninh

Tính đến thời điểm hiện tại, tuổi thọ của ngôi chùa đã lên đến gần 1800 tuổi. Trải qua nhiều năm xây dựng, bắt đầu từ năm 187, mãi cho đến những năm 226 thì chùa mới được hoàn thiện. Nơi đây cũng là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và cũng là ngôi chùa lâu đời nhất trên đất nước ta.

Chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh thờ những ai?

Đến với chùa Dâu, bạn sẽ được khám phá nền Phật giáo của Trung Quốc, Ấn Độ và cả những nét văn hóa dân gian đặc trưng của đất nước ta. Ngôi chùa có thờ các thần trong hệ Tứ pháp: Pháp Vũ (Thần mưa), Pháp Vân (Thần mây), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần chớp). Đây là những vị thần có khởi thủy từ thần nông nghiệp. 4 vị thần có thể tạo ra mây, mưa, sấm, chớp để phục vụ bà con nông dân nuôi trồng.

chua-dau-bac-ninh-tho-nhung-ai

Chứng kiến bao đau thương của lịch sử, Chùa Dâu đã bao lần bị tàn phá, hư hại nặng nề. Nơi đây đã được tu sửa lại nhiều lần, tuy vậy vẻ đẹp cổ kính, những giá trị văn hóa ở nơi đây vẫn được bảo tồn và nguyên vẹn. Nếu như bạn đến tham quan Chùa Dâu thì sẽ được nghe kể về câu chuyện của Phật mẫu Man Nương, câu chuyện gắn với sự ra đời của ngôi chùa cổ kính, nên thơ này. Chùa Dâu nằm trong số các Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Chùa Dâu Bắc Ninh – vẻ đẹp cổ kính bạn nhất định phải ghé thăm

Từ trên cao nhìn xuống, cả khuôn viên của chùa Dâu được thiết kế xây dựng thành khu hình chữ nhật. Được xây dựng trên một vị trí cao, xung quanh có nhiều cây xanh, ao hồ, nơi đây đem lại cảm giác an nhiên, tự tại. Đây cũng chính là nét đặc trưng của vùng quê Việt Nam. Ngôi chùa cổ kính, rêu phong với lịch sử lâu đời sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú.

“Nội Công ngoại Quốc” – đây chính là lối kiến trúc được xây dựng của Chùa Dâu. Nếu như bạn có tìm hiểu thì sẽ biết được rằng lối kiến trúc này đã gắn liền với biết bao ngôi chùa trên khắp các tỉnh thành đất nước ta. Trải qua nhiều năm tu sửa, những kiến trúc cốt lõi vẫn được giữ nguyên và bảo tồn.

ve-dep-co-kinh-cua-chua-dau-bac-ninh

Cấu trúc của ngôi Chùa

Thoảng đầu khi đặt chân tới nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp Hòa Phong – tọa lạc ngay chính giữa với độ cao 17m. Tháp Hòa Lạc có 3 tầng, được làm nên từ gạch nung. Nếu như bạn đến với nơi đây thì sẽ rất dễ được nghe thấy các câu thơ quen thuộc:

Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Tất cả các chuông cũng như khánh ở phía trong của tháp được đúc vào khoảng cuối thế kỷ 17- đầu thế kỷ 18. Tháp có thờ Tứ vị Thiên Vương – người cai quản 4 phương.

Sau khi tham quan tháp Hòa Phong, bạn sẽ bước chân tiếp theo để vào Tiền đường. Ở Tiền đường có đặt các tượng Hộ Pháp, Đức Ông, Bát Bộ Kim Cương, Đức Thánh Hiền. Nơi đây mang vẻ tĩnh lặng, trang nghiêm nên bạn hãy giữ một thái độ nhẹ nhàng, thành kính khi đến lễ. Tiếp đó sẽ là thiêu hương. Ở thiêu hương thờ Thập điện Diêm Vương, Thái tử Kỳ Đà và một nhân vật vô cùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc – trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

cau-truc-chua-dau-bac-ninh

Phía trên cao nhất của ngôi chùa chính là nhà thượng điện. Thượng điện xây dựng và thiết kế với mái cong, bao gồm một gian, ba trái. Nhìn mái cong giống như những bông sen hồng, với hình tứ linh được trạm trổ kỳ công và khéo léo. Ở đằng trong thượng điện có đặt tượng bà Dâu, chính là nữ thần Pháp Vân. Phía bên trái của tượng bà Dâu là tượng bà Pháp Vũ, bên dưới là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ. Dưới đó còn có hộp đựng Thạch Quang và viên đá nằm ở cây dung thụ. Tất cả các bức tượng trong thượng điện đều được sắp xếp cân đối, hài hòa và mang theo những nét đặc trưng của người Việt Nam.

Lễ hội nổi tiếng tại Chùa Dâu Bắc Ninh

Hằng năm lễ hội chùa Dâu được tổ chức với quy mô vô cùng lớn, diễn ra chỉ trong hai ngày là mùng 8 và mùng 9 tháng tư âm lịch. Chùa Dâu được coi là trung tâm nên hội tụ rất nhiều người tham gia lễ hội. Ở lễ hội Chùa Dâu thì sẽ thực hiện nghi lễ rước các bà. Khi đến chùa Dâu, đám rước kiệu sẽ bắt đầu các nghi lễ dưới hình thức là các trò chơi vô cùng vui nhộn. Không khí ở lễ hội luôn luôn náo nhiệt, có đông đảo mọi người tham gia.

Lễ hội này chính là một trong những dịp để bạn có thể tìm hiểu về các tín ngưỡng dân gian cũng như hiểu hơn về Phật. Là cơ hội để bà con có thể bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh đã ngày đêm cai quản, bảo vệ để cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc.

le-hoi-chua-dau-bac-ninh

Nếu như có dịp ghé thăm chùa Dâu, nhất là vào hai ngày lễ hội này, bạn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.

Phương thức di chuyển tới chùa Dâu:

Chùa Dâu tọa lạc tại vị trí cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng tầm 20km, do vậy việc di chuyển tới chùa Dâu cũng không quá khó khăn. Nhất là trong việc tìm đường sẽ khá dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các phương thức di chuyển dưới đây:

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Đối với những ai di chuyển tới chùa Dâu bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,.. thì bạn thuận lợi di chuyển từ trung tâm thành phố. Dọc theo con đường Lý Thái Tổ và rẽ vào Nguyễn Trãi, tiếp đó là đi ra Quốc Lộ 38. Sau đó bạn sẽ rẽ sang Quốc Lộ 17 và cuối cùng là rẽ vào đường Thanh Khương. Lúc này bạn sẽ đi thêm một vài km nữa là có thể đặt chân đến chùa.
  • Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng: ngoài việc di chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân thì bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện công cộng như taxi, grab, bus,.. để di chuyển tới chùa. Đối với cách di chuyển này bạn sẽ giảm thiểu được việc bị đi lạc cũng như khá an toàn.

Xem thêm: Top 7 Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Tỉnh Bắc Ninh Nổi Tiếng Nhất

chua-dau-bac-ninh

Các điểm lưu ý khi ghé thăm chùa Dâu

Khi đến tham quan chùa Dâu ở Bắc Ninh, bạn cần phải lưu ý để chuyến đi được thuận lợi. Cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Khi đến chùa thì phải đi cửa hai bên trái phải chứ không được đi thẳng cửa giữa.
  • Giữ tâm mình thanh tịnh: Khi đi lễ chùa Dâu, hãy giữ cho mình một trái tim trong sáng, một tâm hồn thanh tịnh. Đến chùa là lúc bạn có thể gạt bỏ hết những ưu phiền, những bộn bề lo toan của cuộc sống ngoài kia. Hãy thật lòng cầu nguyện cho những người thân yêu trong gia đình, thành tâm khấn bái. Đi đứng nhỏ nhẹ, không nên to tiếng trong khuôn viên.
  • Mang trang phục lịch sử: Khi đến chùa bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sử để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần nơi đây. Nếu như là Phật tử thì nên mặc các áo màu lam, áo dài. Cần gọn gàng, văn minh. Nhất là không mặc các trang phục hở hang, áo hai dây,…
  • Chuẩn bị đồ cúng đơn giản vì đến chùa cái quan trọng nhất là cái tâm của bạn. Tránh trường hợp bị lừa mua những đồ cúng với mức giá đắt đỏ.
  • Cần phải giữ gìn cảnh quan và tôn nghiêm của chùa. Không được tự ý động đến các đồ vật trong chùa, giữ lời nói nhẹ nhàng, văn minh, không nói tục, chửi bậy. Cần giữ thái độ hòa nhã, niềm nở với mọi người, tránh trường hợp gây lộn, cãi nhau trong chùa sẽ không hay chút nào.
  • Trong những ngày lễ hội thì du khách đến chùa sẽ rất đông, bạn nên đi cẩn thận để tránh các trường hợp bị cướp giật hay mất đồ nếu không bảo quản cẩn thận. Đồng thời nếu bạn có ý định ở lại qua đêm thì phải tìm chỗ ngủ từ trước để thuận tiện trong việc di chuyển.
luu-y-khi-tham-quan-chua-dau

Các địa điểm tham quan khác gần đây:

Nếu như bạn từ xa đến tham quan chùa Dâu tại Bắc Ninh mà có ý định ghé thăm các địa điểm đẹp nổi tiếng khác nơi đây thì đừng lo, nơi đây có rất nhiều vị trí cho bạn thoải mái trải nghiệm. Bắc Ninh là trung tâm Phật giáo của miền Bắc, do đó có rất nhiều ngôi chùa được tọa lạc nơi đây. Bạn có thể đến thêm các ngôi chùa như Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích,…

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các di tích, danh lam thắng cảnh khác như Thành cổ Luy Lâu, Làng tranh Đông Hồ, … Đến với những di tích này, bạn sẽ được trải nghiệm cũng như tìm hiểu thêm về các nét văn hóa dân gian Việt Nam, được tận hưởng vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ và đậm chất lịch sử dân tộc. Những địa điểm này thì cách chùa Dâu không xa nên bạn có thể tham khảo để làm cho hành trình khám phá và trải nghiệm của mình trở nên đa dạng và thú vị.

chua-dau-thuan-thanh-bac-ninh

Trên đây là tất cả các thông tin về Chùa Dâu Bắc Ninh, lịch sử hình thành, vẻ đẹp ngôi chùa cũng như tất cả các lưu ý khi đến tham quan chùa mà tôi đã cung cấp cho bạn. Nếu như bạn có ý định ghé quan Bắc Ninh thì hãy đến với chùa Dâu để trải nghiệm cũng như tham quan, tận hưởng vẻ đẹp mà ngôi chùa này đem lại, Chúc cho hành trình của bạn sẽ thật ý nghĩa và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ!


Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 - (1 bình chọn)