Những ngày cuối năm tại đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh lại tấp nập người ra người vào, đông đúc nhộn nhịp không kém gì những ngày đầu năm mới. Vào những ngày đầu năm khi du khách đến với đền Bà Chúa Kho ngoài cầu tài, cầu lộc, cầu bình an thì còn là để vay vốn làm ăn. Vậy nên vào những ngày cuối năm mọi người lại nô nức quay trở lại với đền Bà Chúa Kho để “trả nợ”. Đây được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh tại đền Bà Chúa Kho, được bảo tồn và lưu truyền đến tận ngày nay. Hãy cũng tìm hiểu qua một chút kinh nghiệm khi muốn đi lễ và sắm lễ trả nợ tại Đền Bà Chúa Kho nhé.

Vậy làm thế nào để có thể sắm lễ trả nợ đền Bà Chúa Kho sao cho vừa đúng nghi thức vừa thể hiện được tấm lòng thành kính “có trước có sau”? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.
Tục lệ vay vốn – trả nợ tại đền Bà Chúa Kho
Một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu tại đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh chính là tục lệ vay vốn – trả nợ. Hàng năm cứ vào dịp tết đến xuân về là mọi người lại nô nức kéo về đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn, mua vé số, thực hiện dự định làm giàu… Với mong muốn có được vận may để làm ăn phát tài phát lộc, kiếm thật nhiều tiền. Và theo quy luật “có vay có trả”, những người đã vay vốn đầu năm tại đền Bà Chúa Kho thì sẽ phải quay trở lại vào cuối năm để “trả nợ” theo đúng những gì đã ghi trong sớ xin vay vốn.

Tục lệ vay vốn – trả nợ tại đền Bà Chúa Kho được tương truyền xuất phát từ sự tích về Bà Chúa Kho tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Theo đó Bà Chúa Kho khi xưa là người trông coi kho lương thực, và tiếp tế lương thực cho người dân và quân lính trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Bà mất trong một lần đang vận chuyển lương thực tiếp tế cho dân làng, để tưởng nhớ công ơn to lớn của bà dân làng đã lập đền thờ của bà ngay tại núi Kho, khu Cổ Mễ xưa. Cũng chính vì sự tích bà là người cai quản kho lương, tiếp tế lương thực, ban phát nguồn sống… Mà dân gian đã tin tưởng, tìm đến Bà để được “vay vốn”, với mong muốn nhờ “vía bà” mà công việc làm ăn trở nên hanh thông, thuận lợi, phát tài, phát lộc gấp nhiều lần năm trước.
Xem thêm: Hướng dẫn sắm lễ Vay Tiền Bà Chúa Kho đầy đủ và chính xác nhất
Có bắt buộc phải trả lễ đền Bà Chúa Kho không?
Ngay cả trong cuộc sống thường ngày, các bậc tiền nhân đã dạy “có vay có trả”, vậy nên đầu năm du khách thập phương đã đến với đền Bà Chúa Kho để vay vốn làm ăn. Thì cuối năm nên quay trở lại để lễ tạ theo đúng những gì mình đã hứa trong sớ xin vay vốn. Đó chính là giữ chữ tín và đảm bảo lần sau nếu có muốn vay vốn làm ăn tiếp thì vẫn được Bà phù hộ độ trì cho.

Trả lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho không phải là một hình thức bắt buộc, tuy nhiên đây là một việc nên làm. Để giúp người vay vốn tỏ tấm lòng thành, gửi tấm lòng biết ơn tới người đã cho vay vốn, và đã phù hộ ban phước lộc may mắn cho mình trong suốt năm qua.
Trả lễ tạ ơn tại đền Bà Chúa Kho là một nét đẹp văn hóa tâm linh, mà người vay vốn hay người đến trả nợ đều xuất phát từ tấm lòng chân thành. Du khách thập phương đến với đền Bà Chúa Kho để vay vốn với tấm lòng chân thành. Thì khi mọi người quay trở lại để tạ lễ cũng xuất phát từ tấm lòng từ tâm, mong muốn được trả ơn, không vì một sự ràng buộc nào.
Kinh nghiệm sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho.
Kinh nghiệm sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho cuối năm cũng giống như cách thức sắm lễ vay vốn lúc đầu năm. Trước tiên cần chuẩn bị bộ lễ tạ đầy đủ nhất sau đó mới tính tới sắm lễ trả nợ Bà Chúa Kho. Bộ lễ tạ bao gồm:
Lễ công đồng
Bao gồm: Kim ngân, tiền vàng, giấy tiền âm phủ, hoa tươi, quả tươi các loại, hộp bánh, gói kẹo, rượu, bia, chai nước nhỏ. Nên sắp theo số lẻ, tiền vàng nên chọn màu đỏ để hợp vía với Hội Đồng Các Quan.
Có thể dâng lễ mặn: đĩa xôi, đĩa giò, xôi gà, quả cau, lá trầu, 5 quả trứng, 1 chai rượu nhỏ…

Lễ Bà Chúa Kho
Bao gồm: Kim ngân, tiền vàng, hoa tươi, quả tươi các loại, hộp bánh, gói kẹo, quả cau, lá trầu, vài ba chai nước. Nên lựa chọn màu vàng và lựa chọn số lượng lẻ để hợp với vía của Bà.
Lễ tạ Bà Chúa Kho không dùng lễ mặn, nếu có thì có thể cho thêm các vật dụng mà chủ nhân đang kinh doanh như: Nước hoa, trang sức, mỹ phẩm, thực phẩm, rượu…

Lễ Ban Sơn Trang
Bao gồm: Kim ngân, tiền vàng, Hải Xảo, Nón, Áo, Hoa quả tươi, hộp bánh, gói kẹp, quả cau, lá trầu… Nên lựa chọn theo số lẻ, và màu sắc xanh để ứng với vía của Chúa Sơn Trang.
Có thể dâng lễ sản phẩm đặc thù khác như: Tôm, Cua, Ốc, Cá, chanh, măng rừng, gừng tươi, ớt, bún đậu mắm tôm…

Về kinh nghiệm sắm lễ trả nợ tại Đền Bà Chúa Kho thì chúng tôi có viết một bài chuyên sâu về: Cách sắm lễ trả nợ Bà Chúa Kho mời các bạn tham khảo.
Kết luận
Sắm lễ trả nợ tại đền Bà Chúa Kho không chỉ là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tục lệ tâm linh lâu đời. Mà còn là dịp để người người nhớ về nguồn cội, “có vay có trả”, có lòng biết ơn chân thành đối với người mà ta gửi gắm sự tin tưởng, nhờ cậy lúc khó khăn. Đây cũng chính là điểm nổi bật khiến tục lệ “vay vốn” tại đền Bà Chúa Kho được lưu truyền và gìn giữ cho đến tận ngày nay.
Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)
Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh
Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)
Email: kiencome@gmail.com
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội