Các nghi thức không thể bỏ qua khi sắm lễ vay tiền tại đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho có địa chỉ tại Núi Kho, làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh. Đây là nơi thu hút rất nhiều các du khách thập phương đến khấn bái, cầu xin một năm bình an, may mắn, hạnh phúc. Bên cạnh đó đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh còn nổi tiếng với tục lệ “vay vốn” làm ăn. Sự tích vay tiền tại đền Bà Chúa Kho nổi tiếng đến mức ngày nay đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của toàn khu vực phía Bắc. Hãy cùng tìm hiểu các nghi thức sắm lễ vay tiền Đền Bà Chúa Kho nhé!

Để việc vay vốn làm ăn tại đền Bà Chúa Kho được diễn ra thuận lợi, như ý thì du khách thập phương nên nắm được các bước quan trọng khi sắm lễ vay tiền tại đền Bà Chúa Kho dưới đây. Đây sẽ là những nghi thức sắm lễ vay vốn đầy đủ và chính xác nhất giúp người vay vừa vay được vốn vừa thể hiện được tấm lòng thành kính đối với Bà Chúa Kho.

nghi-thuc-sam-le-vay-tien

Các nghi thức không thể bỏ qua khi sắm lễ vay tiền tại đền Bà Chúa Kho

1. Nghi lễ vào đền

Thường thì đối với các khách thập phương lần đầu đến với đền Bà Chúa Kho để sắm lễ vay vốn sẽ đi thẳng vào bên trong đền. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm đi lễ đền Bà Chúa Kho sẽ thường đi sớm hơn và thong thả đi thăm viếng các đền quần thể xung quanh như: Đền Công chúa Quế Hoa, đền quan tam phủ, đền Trình, Văn Miếu Bắc Ninh…

Bước đầu tiên khi vào đền Bà Chúa Kho, bạn có thể ghé qua đền Trình để thực hiện nghi thức vào đền: Báo cáo thần linh thổ địa nơi đây là mình đến để sắm lễ vay vốn tại đền hoặc vào thẳng đền chính cũng có ban để trình. Nghi thức này còn gọi là: Lễ trình, ngoài ra những người có thực hành tín ngưỡng cao sẽ thực hiện lễ trình thần linh tại Đình, Đền, Chùa có tại nơi này.

nghi-thuc-sam-le-vay-tien2

2. Viếng đền Bà Chúa Kho

Sau khi báo cáo thần linh, thổ địa thì bạn chuẩn bị sắm lễ vay vốn, sửa sang lễ vật, bày các lễ vật ra mâm. Nên nhớ đến trình tự các ban bên trong đền Bà Chúa sẽ bao gồm: 8 ban trong đó có 4 ban chính, và 4 ban bên cạnh.

+ Ban Công Đồng Tứ Phủ.

+ Ban Bà Chúa Kho.

+ Ban Chúa Sơn Trang.

+ Cung Cấm Bà Chúa Kho

+ Ban Mẫu cửu trùng thiên.

+ Ban thờ cô.

+ Ban thờ cậu.

+ Ban thần tài, thổ địa.

Nên đặt lễ vật lên bàn chính trở ra ban ngoài cùng. Sau khi đặt lễ vật xong thì mới tiến hành thắp hương, khấn vái.

3. Thủ tục viết sớ

Khi sắm lễ vay vốn tại đền Bà Chúa Kho thì khách thập phương nhất định phải có sớ để trình lên Bà và cầu cúng. Bạn nên dùng sớ được viết tại Đền và họ có in sẵn đúng ngôn từ (ví dụ: Chữ đầu tiên trong là sớ có ghi: Chủ Khố Linh Từ, là tên hiệu của Bà Chúa Kho, nếu viết sớ từ nơi khác mang đến sẽ có thể bị thiếu thông tin và sai các tên thánh hiệu) và ghi riêng từng cá nhân, từng gia đình.

Dù bạn đi chung với một nhóm người, đặt lễ chung nhưng cần phải có sớ riêng. Các thành viên trong cùng một gia đình có thể viết chung 1 bộ sớ còn khác địa chỉ, khác gia đình thì viết 1 bộ sớ khác.

Đối với việc sắm lễ vay vốn tại đền Bà Chúa Kho thì lá sớ rất quan trọng, trong đó sẽ ghi lại đầy đủ thông tin gia chủ, số lượng vốn vay, thời gian vay, thời điểm sẽ trả, trả cả vốn lẫn lời… Đồng thời lá sớ cũng giúp gia chủ gửi tấm lòng thành kính tới Bà Chúa một cách đầy đủ, nhanh chóng nhất.

Bạn nên lựa chọn thầy viết sớ có kinh nghiệm, nhiều tuổi và có nét chữ nho đẹp, thanh nhã.

nghi-thuc-sam-le-vay-tien1

4. Nghi thức sắm lễ vay tiền vốn

Bên cạnh tiền vàng, kim ngân thì người đến sắm lễ vay vốn tại đền Bà Chúa Kho cần phải có những lễ vật sau:

+ Lễ chay: Tiền vàng, kim ngân, hoa, quả tươi, bánh, kẹo, oản, quả cau, lá trầu…

+ Lễ mặn: Các món thịt luộc, gà luộc, đĩa xôi, bát chè, giò, chả và những món ăn kèm theo… Lễ này chỉ đặt ở ban thờ Ngũ vị quan – Ban công đồng.

+ Lễ đồ sống: Thịt, hải sản biển, đặc sản núi rừng, trứng, gạo, muối…

+ Lễ cổ sơn trang: Đặc sản chay tại Việt Nam. Cần tránh bỏ các đồ như quả chanh, ớt, cua, ốc… vào lễ Cỗ sơn trang.

+ Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Hộp bánh, gói kẹo, oản, hương, hoa quả, quần áo, trang sức, đồ chơi, đồ ăn dành cho trẻ nhỏ.

5. Nghi thức thắp hương

Khi khách thập phương đến với đền bà Bà Chúa Kho để sắm lễ vay vốn thì phải biết được nghi thức thắp hương sao cho đầy đủ và đúng nghi thức nhất. Khi thắp hương tại đền, bạn cần phải đảm bảo những điều sau:

+ Thắp từ ngoài vào trong.

+ Thắp hương từ ban chính điện ở gian giữa trước. Sau đó mới đến các ban thờ hai bên. Thường ban cuối cùng là ban thờ cô, thờ cậu.

+ Nên thắp hương theo số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường là 1 đến 3 nén hương, không nên thắp quá nhiều vừa lãng phí vừa làm ảnh hưởng không khí bên trong cửa đền.

+ Khi vái nên vái 3 lần, hai tay dâng hương lên ngang trán, vái xong dùng hai tay thành kính cắm hương vào bình.

+ Dâng tấu sớ phải dâng hai tay, hoặc cho vào đĩa vái 3 lần.

+ Nên thỉnh 3 hồi chuông trước khi khấn, thỉnh xong chuông thì mới khấn lễ.

6. Nghi thức hạ lễ

Sau khi hoàn tất các thủ tục lễ bái tại các ban thì khách thập phương tiến hành nghi thức hạ lễ:

+ Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng và đến ban chính.

+ Ban thờ Cô, thờ Cậu thì đồ mã đem hóa còn đâu dâng lại.

+ Chỉ hạ lễ khi tuần hương đã cháy xong. 

+ Thực hiện nghi thức hóa sớ xong xuôi thì mới tiến hành hóa các đồ vàng mã khác.

xem thêm: Hướng Dẫn Sắm Lễ Xin Lộc Đền Bà Chúa Kho đầy đủ và chuẩn lễ nhất


Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)

Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh

Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)

Email: kiencome@gmail.com

Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

5/5 - (1 bình chọn)