Dâng lễ Bà Chúa Kho – nét đẹp truyền thống dân tộc Việt

Có lẽ bất cứ ai đến dâng lễ đền Bà Chúa Kho, một nơi thờ tự linh thiêng, cũng bất ngờ trước cảnh mua bán vàng mã tấp nập, có phần đông đúc, náo nhiệt. Nào là nhà, xe, vàng bạc… bằng giấy với đủ màu sắc được bày bán la liệt dọc theo lối lên đền. 

Việc dâng lễ đã trở thành thông lệ vào mỗi năm, hàng nghìn người từ khắp nơi tựu về Bắc Ninh để đi lễ Bà Chúa Kho cầu lộc. Mục đích của họ là cầu Bà đầu năm làm ăn tấn tài tấn lộc, cuối năm họ sẽ trả lễ cho Bà thật hậu hĩnh. 

Tấp nập cảnh dâng lễ vay bà Chúa Kho

Trước khung cảnh đông đúc ở đền, thì lối vào nơi thờ tự trong hậu cung để “vay tiền” cũng là nơi vô cùng đông đúc. Khách đền đây thường là những người có địa vị, có tiền tài, danh vọng, … mong muốn công việc, sự nghiệp của mình ngày một thăng tiến. Quan niệm của phần đông người đến lễ đều là dâng lễ thành tâm, tâm càng lớn, sẽ “vay” được càng nhiều.

Những mâm lễ dâng Bà Chúa kho thường được bày biện đẹp đẽ, trang hoàng lộng lẫy, thể hiện sự uy nghi, tâm đức của người đến lễ. Mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện khác nhau,… theo đó, mỗi mâm lễ dâng lên cũng sẽ phần nào phản ánh được vị thế, khả năng của mỗi cá nhân.

Cha ông ta từ bao đời nay vẫn có những niềm tin, tín ngưỡng vào thần thánh, phật pháp. Nhiều người cho rằng, hành động lễ bái là mê tín, nhưng nếu những hành động ấy giúp tâm họ cảm thấy an lòng, họ cảm thấy dễ chịu thì quả thực việc chi tiền cũng hoàn toàn hợp lý.

Sẵm lễ, làm lễ, khấn lễ,… suy cho cùng cũng là những việc làm đậm chất tín ngưỡng dân gian, với mong mỏi nhận được sự chở che của “bề trên”, để mọi sự được hanh thông, để công việc được thuận buồm, xuôi gió. Chẳng thế mà, người Việt chúng ta hằng năm vẫn thờ cúng tổ tiên và luôn quan niệm rằng “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”.

Quan niệm lễ chung, lộc riêng khi ghé thăm Đền Bà Chúa Kho

Người đi lễ Đền Bà Chúa Kho thường có quan niệm khấn lộc riêng. Họ cho rằng, mỗi người sẽ có một phúc phần riêng, không ai giống ai. Quả thực, trong đời sống thực tế, cuộc sống, công việc của mỗi người khác nhau sẽ là khác nhau. Nên việc họ đến với Bà Chúa, mong Bà phù hộ, ban ơn, che chở riêng cho công việc, cuộc sống của mình là hoàn toàn có cơ sở.

Lễ có thể lễ chung nhưng lộc ai người đó hưởng. Cũng giống như chúng ta, có thể làm chung một công việc nhưng giá trị tạo ra và thu về của mỗi người khác nhau sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Từ thực tiễn ấy, quan niệm của con người trong vấn đề tín ngưỡng cũng có thể có sự tương đồng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sắm Lễ Xin Lộc Đền Bà Chúa Kho đầy đủ và chuẩn lễ nhất

Nhộn nhịp ngày dâng lễ tạ Bà Chúa Kho cuối năm

Từ xa xưa, dân tộc ta vẫn có truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “có vay, có trả”. Nếu như việc đến lễ Bà Chúa Kho đầu năm xuất phát từ quan niệm đến “vay” thì sau một năm làm ăn vất vả, bon chen… những thành quả thu về ắt có sự góp công không ít của những giá trị “vay” ấy. Mặc dù, việc vay – trả Bà Chúa Kho thực tế chỉ là đức tin của mỗi người nhưng đã phần nào thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hơn nữa, cuối năm cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những thành quả, những điều được mất, cho phép bản thân được thư giãn, thăm thú đền chùa, cho tâm mình được thanh tịnh.

Nếu như bạn vẫn chưa một lần ghé Bà Chúa Kho để “vay” lộc, dịp đầu xuân năm Nhâm Dần – 2022 sắp tới hãy thử một lần đến với Bà, để trải nghiệm cảm giác và tự mình cảm nhận.

xem thêm: Kinh nghiệm sắm lễ trả nợ đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh sao cho “có trước có sau”


Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)

Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh

Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)

Email: denbachuakho.com.vn@gmail.com

Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

5/5 - (1 bình chọn)