Đền Giảng Võ, Hà Nội cũng thờ một vị Bà Chúa Kho tên Lý Thị Châu

su-tich-den-ba-chua-kho-ha-noi

Trong thời chống giặc Nguyên Mông đánh chiếm vào những năm ở cuối thế kỷ thứ 13 của quân và nhân dân triều đại nhà Trần, đã xuất hiện rất nhiều những anh hùng và các danh tướng kiệt xuất (sự kiện Hào Khí Đông A). Từ người già đến trẻ nhỏ đều đóng góp tiếng hô vang dội “Quyết Đánh” tại “Hội Nghị Diên Hồng”. Điển hình là “Trần Quốc Toản” và rất nhiều các bậc anh hùng khác, đặc biệt không thể xem thường những Nữ Tướng thời đó có ý chí và tinh thần chống giặc không kém các bậc trượng phu. Từ đó, một vị nữ anh hùng mang tên là “Lý Thị Châu” đã xuất hiện mà nhân dân ngàn đời sau vẫn còn tôn thờ và xây dựng lên một ngôi đền là Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ, Hà Nội.

lich-su-den-ba-chua-kho-giang-vo

Lịch Sử Kể Về Bà Chúa Kho Làng Giảng Võ – Hà Nội

Có thể nói lịch sử Việt Nam luôn song hành với các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Trong các thời chiến tranh khốc liệt đó thì điều không thể thiếu đó là những công lao mà những vị nữ nhân đã đóng góp, cống hiến cho dân tộc.

Họ vừa là những người trực tiếp xông pha trận mạc vừa là những người lo các nhiệm hậu cần tốt không ai sánh bằng. Các nhiệm vụ chính mà những người phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm tốt và nhiều nhất có thể kể đến như:

  • Làm những người liên lạc viên, tình báo.
  • Vận động tuyên truyền nhân dân cùng nhau khởi nghĩa chống giặc.
  • Quản lý hậu cần, nuôi quân, trông coi các kho lương thực, kho ngân khố quốc gia.

Chính vì vậy ngay từ các thời kỳ dựng nước đến nay luôn có những người nữ anh hùng, nữ tướng kiệt liệt. Và đến thời nhà Trần khi đất nước gặp nguy nan đã xuất hiện một người anh hùng dân tộc mang tên Lý Thị Châu

Quê Hương Của Bà Chúa Kho Lý Thị Châu

Bà Lý Thị Châu quê quán ở làng Cổ Pháp nay thuộc Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Xuất thân của Bà là con nhà võ, cha tên là Lý Quýnh đảm nhiệm chức Điện Hộ Binh Lương chuyên trông coi các kho tàng ở Phụng Thiên Phủ – kinh đô Thăng Long.

Bà là con của người vợ thứ hai, mẹ của bà tên Nguyễn Thị Duyên là người ở phường Võ Trại – Phủ Phụng Thiên nay là khu vực Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội. Trong gia đình hay gọi bà là Châu Nương.

Từ nhỏ tới lớn Châu Nương luôn được biết đến là một người con có hiếu, có đạo, nết na, được cha mẹ dẫn đến thụ giáo một thầy đồ họ Ngô ở Bích Câu, ngoài giờ học văn thì bà được học cưỡi ngựa, bắn cung, luyện kiếm ngay từ lúc còn nhỏ.

ba-chua-kho-ha-noi

Đến năm 16 tuổi Châu Nương trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn, ngoài tinh thông sách vở của các bách gia chư tử thì việc cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm bà đều thuần thục, Bà cũng thường xuyên giúp đỡ cha trong việc quản lý sổ sách kho tàng, các công việc như tính toán, thu chi bà đều thông thạo.

Năm 18 tuổi cha của Bà đột ngột qua đời, Bà để tang cho cha đến năm 22 tuổi. Lúc đó có một vị quan lớn dòng dõi nhà Trần tên là Trần Đàm tự “Trần Tháo Bảo” giữ chức Đốc Bộ Lộ Hoan Châu (thuộc tỉnh Nghệ An ngày nay) cũng là một bậc anh tài. Khi có việc về kinh đô Thăng Long ông đã nghe danh tiếng của Bà và có ý đến làm quen.

Đối chiếu với thần phả tại đền Giảng Võ có câu: “Quan Thái Bảo đến lễ xin hỏi, quân tử xứng đôi nàng bèn thuận ý”. Về sau Quan Thái Bảo dẫn Châu Nương về sống những ngày tháng hạnh phúc nhất tại Phủ Hoan Châu.

Sử Sách về Bà Chúa Kho Giảng Võ Ghi Lại Rằng:

Lúc bấy giờ là thời vua Trần nhân Tông, quân Nguyên Mông kéo sang xâm chiếm, thế giặc mạnh, chúng chia làm 2 hướng tấn công. Một đạo quân tiến theo đường bộ từ hướng Bắc tràn xuống, một đạo theo đường thủy tấn công thẳng vào đất Chiêm Thành rồi từ phía nam đánh ngược lên tạo thế gọn kìm.

Tại Phủ Hoan Châu thì Tháo Bảo cùng Châu Nương đã kêu gọi quân và dân đứng lên chống giặc. Châu Nương có riêng một đội quân được Bà tuyển chọn từ quê hương Võ Trại.

Thế giặc chia 2 đường tiến công, một mặt tàn phá phía nam Đại Việt, một mặt tấn công Chiêm Thành. Khi Thành Hoan Châu vị vây hãm, nhận thấy không thể chống cự lâu dài nên Tháo bảo đã nói với vợ rằng:

Nếu giặc vây hãm lâu ngày chúng ta sẽ chết, hay là ta giao cho nàng cai quản toàn bộ kho lương còn ta sẽ dẫn một đạo quân xông ra mở một con đường máu. Việc thắng thua là do ý trời nhưng dù ta có chết cũng phải giữ lòng trung với đất nước.

ba-chua-kho-giang-vo

Châu Nương thấy ý của chồng rất đúng nên cô đã cải dạng nam trang, leo lên cổng thành trực tiếp thúc giục quân dân bảo vệ thành bằng mọi giá. Một mặt Tháo Bảo đem quân xông ra giải thoát vòng vây của quân địch. Nhưng do lực lượng quá ít nên đã lùi về Diễn Châu để củng cố binh mã.

Châu Nương thay chồng giữ thành đã ra lệnh cho quân dân dùng mọi cách phải giữ được thành và đã khiến cho quân giặc hao binh tổn tướng quá một nửa.

Thái Bảo sau khi chỉnh đốn binh mã và nhận thêm được nhiều cứu binh tới nên tiếp túc lao tới giải vây cho thành Hoan Châu, Châu Nương từ trong thành cũng lao ra đánh trận với chồng với chiến thuật nội công, ngoại kích cuối cùng đã giành chiến thằng và giết được vô số tướng địch, bắt giữ hàng trăm quân lính Nguyên Mông. Khiến quân Mông phải rút về đèo Ngang thuộc Châu Bố Chính – tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Danh xưng Bà Chúa Kho bắt nguồn từ đây:

Vua Trần Nhân Tông biết tin đã gửi chiếu thư khen ngợi cặp vợ chồng Trần Thái Bảo và đặc biệt khen ngợi sự mưu trí và tấm lòng anh dũng của Châu Nương. (Lời chiếu thư vẫn còn lưu trữ tại Đền Giảng Võ). Nhà vua còn phong cho nàng làm Khố Nương Công Chúa – Quản trưởng Quốc Khố Đại Phu Nhân.

Sau khi quân Nguyên Mông bại trận vào năm (1285), chúng đã chỉnh đốn binh mã, đóng thêm thuyền chiến để chuẩn bị chiếm đóng đất nước ta lần thứ 3 vào năm (1288). Lần này quân giặc chia làm 3 hướng tiến công gồm: 2 hướng đường bộ từ Vân Nam và Quảng Tây đánh xuống, 1 hướng đi đường biển từ Quảng Đông.

Vua Trần lúc đó đã điều quan Đề Sát Lộ Hải Đông (thuộc tỉnh Hải Dương) vào trấn thủ Hoan Châu thay cho Thái Bảo và điều Thái Bảo về thành Thăng Long. Sau đó Thái Bảo được phong làm Tiền Quân Dực Thánh chỉ đạo đội quân bảo vệ nhà Vua. Châu Nướng được ban cho nhận nhiệm vụ trông giữ các kho tàng của Kinh đô Thăng Long, nắm hết quyền cai quản quân lương của quốc khố.

su-tich-den-ba-chua-kho-ha-noi

Khi quân Nguyên Mông tràn sang, với thế giặc quá mạnh thì triều đình đã rút lui khỏi kinh đô. Thái Bảo được nhận nhiệm vụ cùng quân dân gia cố thành lũy, chặn quân giặc đánh chiếm ở mặt trận sông Thao.

Tại Thăng Long thì Châu Nương lại cho di chuyển toàn bộ kho lương di tản và cất giấu khắp nơi tránh việc quân giặc chiếm lĩnh được. Lợi dụng tình hình hỗn loạn lúc đó đã có nhiều đạo quân cướp bóc nổi lên muốn chiếm của cải quốc gia nhưng toàn bộ đã bị Châu Nương chặn đứng âm mưu và chặt đầu hàng loạt những kẻ đã phản bội đất nước.

Biến cố cuộc đời Bà Chúa Kho Lý Thị Châu

Khi phòng tuyến bên bờ sông Thao bị vỡ, Trần Thái Bảo lãnh đạo quân dân chống trả quyết liệt nhằm mục đích giữ chân thế giặc để có thêm thời gian cho triều đình an toàn rút lui. Nhưng do thế lực quân Nguyên Mông quá mạnh khi không còn cản được nữa ông đã anh dũng tử trận vài ngày 12/7 âm lịch tại vùng Dục Mỹ (nay thuộc Dục Mỹ – Cao Xá – Lâm Thao – Phú Thọ).

Khi nghe thông tin chồng đã mất, Châu Nương vô cùng đau buồn, khóc than ngày đêm và ngửa mặt lên trời nói rằng:

Trời sinh ta ra là phận nữ giới chân yếu tay mềm, nhưng ta nguyện vì nước, vì dân dù cho có thịt nát, xương tan.

Khi giặc tiến công đến thành Thăng Long, biết không thể cản nổi thế giặc nên Bà đã lệnh cho di tản tất cả lương thực, vũ khí, của cải quốc gia. Sau đó Bà vào trong kho lấy ra một mảnh khăn hồng treo cổ tự vẫn vào ngày 20/7 năm đó.

Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ – Hà Nội bắt nguồn từ:

Dựa theo thần phả của đình Giảng Võ lúc bấy giờ trong kho tàng của thành Thăng Long có một tiếng sấm nổ vang trời, hồn Châu Nương bay về cõi trời nhưng để lại chiếc khăn hồng và một đôi hài khảm phượng bị cuốn theo chiều gió bay về đúng nơi bà sinh ra đó là làng Giảng Võ.

Quân dân vô cùng tiếc thương cho Bà đã chôn chiếc khăn và đôi hài ngay tại ngôi làng đó. Về phía quân giặc khi chiếm được kho của Bà khi xông vào cướp bóc đã gặp một con rắn (mà người dân ở đó gọi là rắn thần) đã lao tới rất dữ tợn khiến quân giặc khiếp vía và bỏ đi.

Kết thúc trận chiến ở Vạn Kiếp quân nguyên mông đã thua trận và nghe tin thủy quân cũng bị diệt sạch tại sông Bạch Đằng, lúc đó chủ tướng giặc là thái tử Thoát Hoan khiếp sợ đã ra lệnh rút quân và kết thúc cuộc xâm lăng lần thứ 3 của quân Mông Cổ.

Chiến tranh kết thúc, vua Trần bắt đầu chiến dịch xét công ban thưởng và khi nghe tin Châu Nương đã tử tiết vì quốc gia nên đã phong Bà là “Hiển ứng anh linh khố lương công chúa Chủ Khố Đại Vương Phu Nhân Thánh Mẫu” và dựng một ngôi đền thờ phụng ngay tại vị trí đặt kho để khi bất cứ quân nhân nào đến lấy lương đều phải đến viếng Bà trước sau đó mới tới nhận lương.

den-tho-ba-chua-kho-giang-vo-ha-noi

Ngoài ra triều đình còn cho dân làng lập đền thờ phụng bà tại ngôi nhà cũ của bà ở làng Võ Trại. Và còn hơn 25 ngôi làng ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An ngày nay) muốn dựng miếu, đền để thờ cúng bà nhằm tỏ tấm lòng sùng kính biết ơn.

Từ đời vua nhà Trần cho đến nhà Nguyễn (vua Khải Định), triều đình vẫn luôn nhớ ơn của Bà và đã phong thêm cho Bà nhiều mỹ tự như: “Quân Chưởng Quốc Khố Công Chúa”, Chủ Khố Hộ Quốc Công”, “Chủ Khố Phu Nhân Hiển Hóa Anh Linh”,… nhưng nhân dân vẫn quen gọi bà là Bà Chúa Kho trong lòng họ.

Hiện nay nơi thờ chính của bà ở Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ còn lưu giữ rất nhiều hoành phi, câu đối, các bức đại tự kể về và ca ngợi công lao của Bà Lý Thị Châu.

Lời kết về Bà Chúa Kho của làng Giảng Võ:

Phải công nhận rằng trong lịch sử Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu các cuộc chiến tranh qua các thời kỳ nhưng bất cứ thời điểm nào “Thời thế xuất anh hùng”. Đặc biệt những công lao của những vị nữ anh hùng vô cùng quan trọng, họ là những người hy sinh thầm lặng và góp phần tạo lên những bức tranh sinh động về các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ta từ thuở xa xưa cho đến ngày nay.

Ngoài Đền Bà Chúa Kho Giảng Võ thờ nữ anh hùng Lý Thị Châu. Thì còn rât nhiều nơi thờ các vị nữ anh hùng khác cũng được phong là Bà Chúa Kho của vùng đất đó có thể kể đến như:

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh – Nơi thờ nữ anh hùng dân tộc thời nhà Lý.

Đền Bà Chúa Lẫm – Bà Chúa Kho thời nhà Trần (vợ vua Trần Anh Tông)

Bà Chúa Kho Nam Định – Nơi thờ nữ kiệt thành Nam


Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 - (1 bình chọn)