Tỉnh Thái Bình thuôc vùng đồng bằng duyên hải Băc Bộ, có rất nhiều công trình kiến trúc cổ xưa như đình, chùa ,miếu, phủ… và có hơn 100 hội làng truyền thống, đăc biệt phổ biến là các lễ hội về ngành nông nghiệp, các nghi thức nghi lễ về nghề nông, đánh cá, làm muối. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng, con người và các địa điểm du lịch tâm linh tỉnh Thái Bình qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu văn hóa, tín ngưỡng, con người của tỉnh Thái Bình
Người dân trên đất Thái Bình chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nên bao đời xưa nay đều sống ở các vùng nông thôn quay quần bên các thôn, làng, xã chính vì điều đó nên ở đây mang đậm bản sắc văn hóa làng quê.

Bên trong mỗi ngôi làng đều có hương ước riêng, đấy chính là những tục lệ luât bất thành văn bao gồm đầy đủ mọi quy định về cơ cấu tổ chức các mỗi quan hệ xã hội trong làng về cả văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự mà tất cả mọi người trong làng phải nghe theo nhằm để duy trì và điều chỉnh sự phát triển của cả ngôi làng.
Trên toàn tỉnh hiện nay có hơn 450 ngày lễ hôi vào mỗi năm, và trong số đó có tới 92 ngày hội mang tục lệ đặc sắc, đã và đang được nhà nước đưa vào chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể ví dụ nổi bât như là: hội làng Vọng Lỗ, hội làng Đông Linh, hội làng Dục Linh, hội làng An Bài, hội Ông Dùng bà Đà làng Quang Lang, hội chùa Keo xã Duy Nhất, hội rước nước miếu Hai Thôn làng Quang Lang…
Người dân ở đây có nguồn gốc rất đa dạng, vậy nên các lễ hôi của tỉnh cũng mang tích chất dung hòa giữa nhiều tập tục, và loại hình văn hóa văn nghệ mang âm hưởng dân gian của các vùng miền khác nhau. Với địa thế có ba mặt giáp song và một măt giáp biển nên ở đây thường tổ chức các ngày hội lớn đặc biệt là các ngày hội của đền như là đền Cửa Lân, đền Đồng Đăng, đền Chòi… trong các hội đền này thường sẽ tổ chức hầu bóng của các con dân từ moi vùng miền đổ về.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Thái Bình còn được nhắc tới là vùng “đất chèo” ở đây hát chèo chính là một bộ môn nghệ thuật đặc sắc. Nét nổi bật riêng của tỉnh chắc chính là sự sáng tao về quy cách của phần đệm nhạc trong các bài chèo. Với dàn nhạc bốn nhạc cụ đó là nhị, trống cơm, trống đế và mõ mỗi một nhạc cụ khi cất lên đệm theo câu chèo đều tuân thủ một quy luật nhất định rất nghiệm ngặt.
Tiếng mõ được đánh rất vang, đều để giữ nhịp trường canh, với tốc độ nhanh và rất nhanh sẽ tao cho ta cảm giác căng thẳng và tăng phần kịch tính cho âm nhạc, còn ở phần những giai điệu ngân nga hoặc ngưng nghỉ thì ta sẽ được phép điểm dìu lên mặt, với đánh trống thì đánh vào lúc nghệ nhân vừa mở miệng hát đó chính là điều cấm kỵ.
Để mà so sánh thì giữa phong cách hát chèo của Thái Bình nó có phần môc mạc giản dị, những phụ âm hư tự và phần nguyên âm luôn cân bằng với phần âm lượng còn có thể cùng một tiết tấu ấy nhưng chèo Thái bình thì sẽ có phần rộn rã và sôi đông hơn.

Ở thái bình thì có rất nhiều những món ăn đặc sản ví dụ như là canh cá Quỳnh Côi, sứa muối, gỏi nhệc, bún bung hoa chuối, bánh gai Đại Đồng, ổi bo…Đặc biệt là món bánh cáy nó xuất phát từ vùng quê trồng lúa của tỉnh Thái Bình.
Trên địa bàn tỉnh có một làng tên là Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, chế biến thực phẩm, … song bên cạnh đó lại chỉ có mỗi món bánh cáy là được cống tiến lên cho nhà vua.
Tham khảo thêm: Top 8 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất TP Hải Phòng
Những địa điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Thái Bình được yêu thích nhất.
Khu du lịch tâm linh Chùa Keo tỉnh Thái Bình
Tên theo hán tự là Trần Quang Tự, hay mọi người còn biết đến là chùa Keo Thái Bình, nằm ở xã Duy Nhất huyện Vũ Thư. Đây chính là một trong số những kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như là còn nguyên vẹn với nền tảng hơn 400 năm tuổi. Theo người xưa tương truyền lai rằng chùa là do Thiền sư Dương Không Lộ xây dung lên ở ven sông Hồng từ những năm 1061 dưới thời của vị vua Lê Thánh Tông.

- Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa nay còn lai 17 công trình, bao gồm có 128 gian được xây dựng lên theo kiểu kiến trúc đặc trưng của Việt Nam là “ nôi Công, ngoai Quốc”.
- TRước mắt khi bước vào chùa là tam quan, đi tiếp vào chùa ở hai bên chạy dọc dài là 24 gian hành lang.
- Bước tiếp đến sẽ là phần chùa thờ Phật bao gồm sẽ có ba ngôi nhà nối vào nhau.
- Gian nhà ở ngoài gọi là chù Hộ, gian nằm chính dữa gọi là ống muống và phật điện ở trong là nơi lưu dữ gần 100 pho tương phật đc chạm khắc từ thời cổ xưa.
- Phía sau khu thờ Phật sẽ tới khu thờ Thánh.
- Cuối cùng là cái tháp chuông với 3 tầng gác mái cao bề thế với kết cấu là những con sơn xếp chồng lên nhau. Ở trên tầng hai có quả chuông đồng cao tới 1,03m được xây đúc vào năm 1689.
Vào hằng năm chùa sẽ tổ chức hai ngày lễ hội chính, một là ngày hội Xuân vào ngày mùng 4 tháng giêng, và ngày hội Thu vào trung tuần tháng chin âm lịch. Nhằm để tưởng nhớ đến công ơn xây dựng chùa Keo của vị Thiền sư.

Khu du lịch tâm linh chùa Keo nằm ở tỉnh Thái Bình đã được nhà nước công nhân là kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 2012.
Điểm du lịch tâm linh Chùa Thiên Quý
Ngôi chùa Thiên Quý hay còn đươc goi là chùa Kênh trước đây là thuộc ở làng Kênh nay đổi thành là thôn Ký Con, của xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng. Ngôi chùa được xây dựng lên vào khoảng thời gian cuối đời Lý đầu đời Trần, đã trải qua khá nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn dữ nguyên dấu tích của lần sửa cuối vào năm 1820.
Công trình được xây dựng gồm có
- ba gian Tam quan
- bảy gian Tiền đường
- ba gian Đông điện
- ba gian điện Phật
- mười ba gian hành lang Tây
- mười ba gian hành lang Đông
- ba phủ Mẫu
- năm nhà Tổ
- một gác chuông
- ba tháp an táng sư tổ Giác linh.

Toàn bộ khu chính điên sẽ là kiến trúc theo kiểu “ nội Công, ngoại Quốc” với bảy gian tiền đường và 26 gian hành lang cộng phủ Mẫu, tất cả tạo thành một khu cảnh khép kín và cuối cùng là tới tháp chuông. Hiện tại bên trong chùa còn lưu dư đc hệ thống tượng pháp đặc biệt quý hiếm, trong đó tiêu biểu có tượng Thâp điện Diêm Vương , Thập bát La Hán.
Lễ hội chùa sẽ được mở vào ngày mồng 10 tháng giêng hằng năm với mục đích để cho người dâu cầu mong cho mưa thuận gió hòa, gia đình được an khang thịnh vượng phú quý và bình an. Ngoài ra ngày lễ còn là lúc các phật tử và con dân cùng ôn lai lich sử hào hùng , và cùng chung tay dìn dữ và xây dựng nét văn hóa tâm linh tươi đẹp của cha ông ta để lại.
Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Thiên Quý thuộc ở tỉnh Thái Bình vào năm 1989 đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Đền Hét
Đền Hét xưa nằm ở làng Bích Du nay là xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy. Nơi đây là đền thờ Phạm Ngũ Lão, vị danh tướng của thời Trần. Theo cha ông ta tương truyền lại rằng khi ông đóng quân ở Bích Du, vị tướng đã cho quân lính của mình tập luyện thể sức bằng môn vật cầu độc đáo. Và khi ông qua đời thì người dân đã lập nên đền thờ ông tại đây.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì nơi đây đã được chọn là nơi tập kết liên lạc, là nơi họp bàn chiến lược kháng chiến chống lại thực dân Pháp của nhân dân ta. Vào ngày 27 đến 30/3/1952 có hàng trăm chiến sỹ thuộc của trung đoàn 48, binh đoàn 320 đã ngoan cường anh dũng chiến đấu để dữ lại mảnh đất miền duyên hải này.

Đi qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, ngôi đền được người dân bảo tồn, trùng tu và tôn tạo lại rất khang trang và uy nghi, cho đến nay ngôi đền vẫn còn đang lưu dữ được nguyên vẹn một số di vật tư liệu cổ như là: bia đá, bảy tấm sắc phong…
Địa điểm du lịch tâm linh đền Hét nằm ở tỉnh Thái Bình vào năm 1993 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Khu du lịch tâm linh Đền Trần tỉnh Thái Bình
Đền Trần đây chính là một quần thể di tích bao gồm có các đền thờ và cả lăng mộ thờ các vị vua và các mênh quan triều đình. Nơi đây hay còn được gọi là Thái Đường Lăng, ngôi đền được xây ở làng Tam Đường, xã Tiến Đức thuộc huyện Hưng Hà.
700 năm về trước, các vị Vua khơi nghiệp ra nhà Trần đã được sinh ra, gia tộc nhà họ Trần dựa vào đây mà khởi nghiệp. Cho tới khi các vị vua và các bậc hoàng hậu băng hà thì trong số đó có tới hơn nửa đã được an táng và xây lăng miếu thờ ngay tai quê nhà.
Ngôi đền với tổng diện tích lên tới 5175m vuông, đền thờ của các vị vua và nhà vua Trần Hưng Đạo cũng được xây dựng lên rất là uy nghi và bề thế được tọa lạc ngay trên nền phế tích với các hạng mục là tòa Hậu Cung, tòa Bái Đường, Hữu vu, Tả vu, nghi môn, đài bái vàng, ba ngôi mộ chính của các vi vua Trần cùng với các công trình liên quan.

Những công trình kiến trúc này được bố trí xây theo đường trục chính và chạy dài chia ra thành các khoảng không gian: không gian hành lễ, không gian vườn cây xanh, không gian nội từ đền,..
Khu du lịch tâm linh đền Trần nằm ở tỉnh Thái Bình được nhà nước công nhận là di tích khảo cổ học cấp quốc gia.
Đền Đồng Bằng
Hay nơi đây còn được người dân biết đến là đền Đức Vua, nằm ở thôn Đồng Bằng, xã An Lễ thuộc huyện Quỳnh Phụ. Ngôi đền được xây dựng lên từ thời vua Duệ Vương là đời Hùng Vương thứ 18, nơi đây dành để thờ đức vua cha Bát Hải Động Đình, ông chính là người có công rất lớn trong công cuộc bình giặc Thục để dữ yên bờ cõi nước nhà, dẫn đường đưa con cháu Hồng vào thiên niên kỷ thứ nhất.
Ở đầu thế kỷ thứ 13 thì diện tích của đền đã là 20.500m vuông, riêng khu nôi từ là 500m vuông, nơi đây được chia ra làm 6 phủ chính, 18 tòa trong đấy có chứa 100 câu đối cổ, và có tới 40 gian hành lang. Còn về đền chính được xây dựng kiểu tiền chữ NHị và hậu chữ Đinh, phía trong cung cấm có một cái giếng thần từ thời cổ xưa được gọi là Long Khẩu.
Cho đến thời điểm này ngôi đền còn đang lưu dữ lai được khá nhiều những kỷ vật quý giá, tất cả đều là của thời nhà Lý và trước nhà Lý. NHững kiến trúc cổng đền Đông môn đai và Tây môn đại đều được cai là hoành tráng bậc nhất Việt Nam. Phía trước mỗi cổng đều được xây dựng hồ bán nguyệt với măt hồ rộng, từ xưa đã cho xây dựng cống thoát nước về phía hạ lưu rất là khoa học.

Theo phong tục tập quán từ xưa nay lễ hội của đền sẽ được tỏ chức kéo dài trong vòng một tuần từ ngày 20-26/8 âm lịch hằng năm. Lễ hội được tổ chức hoành tráng thu hút đông cảo con nhang đệ tử và khách thập phương gần xa về đền.
Các nghi thức trong buổi lễ bao gồm lễ tế thần, lễ rước, dâng hương tất cả được diễn ra một cách trang trọng và bên cạnh đó phần hội cũng không kém cạnh được diễn ra sôi động với những trò chơi dân gian.
Khu du lịch tâm linh đền Đồng Bằng nằm ở tỉnh Thái Bình đã được nhà nước cấp tặng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền Tiên La
Ngôi đền được xây dựng trên mảnh đất thôn Tiên La, xã Đoan Hùng thuộc huyện Hưng Hà với diện tích vào khoảng 4000m vuông. Nơi đây là điện thờ Bát Nàn Tướng Quân Vũ Thị Thục đây chính là một nữ tướng anh dũng của Hai Bà Trưng đã góp công trong trận đánh Tô Định.
Đã trải qua quá trình nhiều lần được tu bổ sửa sang lại thì cho đến nay, quy mô đền rất lớn và đẹp, trong đó có nhiều công trình lớn được tu bổ như hệ thống cổng đền, tòa Tiền tế, tòa Trung tế Thượng điện và cả sân đền…

Riêng về tòa Bái đường và Thượng điện được thiết kế với lối kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, toàn bộ nội thất bên trong được chạm trổ với đường nét họa tiết long-lân-quy-phượng, đan xen cùng với đó là thông-trúc-cúc-mai.
Còn với tòa Trung tế thì là đường lối kiến trúc phương đình, hay là lối kiến trúc “ chồng diêm cổ các”. Nhưng khi sang đến tòa Bái đường thì ta sẽ được thấy toàn bộ kiến trúc lại đi ngược xây dựng hoàn toàn bằng đá như hệ thống cột,kèo, xà…
Ngày lễ hội ở đền sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 17 của tháng ba âm lịch, ngày lễ này là nhằm để cho con dân sau này tưởng nhớ về công ơn to lớn của vị nữ tướng Bát Nàn.

Địa điểm du lịch tâm linh đền Tiên La nằm ở tỉnh Thái Bình đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Xem thêm: Top 10 ngôi Đền Chùa ở Ninh Bình du khách nên đi du lịch tâm linh
Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Hotline: 0987.662.123
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội