Theo thông lệ, hằng năm cứ vào dịp đầu xuân, khách thập phương, nhất là giới kinh doanh, làm ăn buôn bán lại đổ về Đền Bà Chúa Kho ở Cô Mễ (Bắc Ninh) để vay tiền, xin lộc, rồi cuối năm thì đi lễ tạ, “trả tiền vay, “tiền” lãi cho bà chúa. Người đến lễ bái thì nhiều nhưng không mấy người biết rõ về xuất thân, sự tích của bà chúa Kho. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Giai Thoại và Xuất Thân Bà Chúa Kho ở bài viết dưới đây nhé:
Tìm Hiểu Xuất Thân Của Bà Chúa Kho Xứ Kinh Bắc
Có một tình trạng đáng lưu ý là hiện nay, phong trào đi lễ bái, tham quan tại các di tích văn hóa tâm linh như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán… ngày càng phát triển rộng khắp. Bên cạnh những điều đáng mừng thể hiện sự ơn nhớ đến các bậc tiền hiền có Công đức, ân trạch với dân, với nước; khát vọng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, Chân – Thiện – Mỹ, còn có một thực tế đáng bàn, đó là mặc dù tại các di tích văn hóa đều ít nhiều có các hình thức giới thiệu dưới dạng sách vở, tờ rơi, bảng giới thiệu, hướng dẫn nhưng phần đông người đi lễ đều không để ý, không dành một chút thời gian nhất định để xem, đọc hiểu những thông tin về nơi mình đến lễ bái, cầu khấn.

Thường thì những nơi thờ tự đều có ít nhiều lưu giữ các văn bia, thần tích, thần phả ghi chép về nhân vật được thờ phụng, cũng như các bản sắc phong do các triều vua ban tặng mỗi khi tôn thêm mỹ nữ, mỹ hiệu cho vị thần đó. Tuy nhiên,dù là nơi thờ tự rất nổi tiếng nhưng tại đền Cô Mễ (đền Bà Chúa Kho) lại giữ được rất ít các nguồn tư liệu về bà dưới dạng văn bia, thư tịch nên chưa rõ lai lịch chính xác của Bà.
(Có thể do đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tàn phá nên không còn giữ được các tư liệu đó).

Tượng Bà Chúa Kho
Sự Tích Kể Về Bà Chúa Kho
Sự tích phổ biến nhất lưu truyền trong vùng kể rằng, Bà Chúa Kho xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm (nay thuộc xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nổi tiếng là người đoan trang, xinh đẹp, chăm chỉ.
Về sau, và trở thành vợ vua Lý. Dù sống cảnh nhung lụa giàu sang nhưng bà luôn vẫn nghĩ đến người dân. Bà xin vua cho về quê nhà chiêu dân khai hoang mở đất, lập được 72 trại ấp, lại hướng dẫn người dân cách trồng cấy. Thóc lúa thu được sau mỗi vị mùa không chỉ giúp dân no ấm mà còn được đưa về hai kho lương của triều đình được lập trong vùng, đặt tại làng Cô Mễ và Thượng Đồng.
Tương truyền rằng, đường vận chuyển thóc lúa còn lại cho đến nay là dãy núi Dộc Dâu, chạy suốt từ sau làng Cô Mễ qua Hữu Chấp tới Thượng Đồng.
Công Trạng Của Bà Chúa Kho
Năm Đinh Tỵ (1077), trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, bà chúa được vua giao nhiệm vụ cai quản, trông coi các kho lương trong vùng để phục vụ hậu cần cho quân đội đánh giặc trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và bà đã anh dũng hy sinh tại đây vào ngày 12 tháng giêng năm đinh tỵ (1077). Triều đình thương tiếc nên đã phong người nữ kiệt ấy là Phúc Thần và cho lập đền thờ trên núi Kho – nơi tưng đặt kho lương do bà chủ quản. Do vậy, người dân gọi ngôi đền đó là đền “Bà Chúa Kho” và gọi bà với một niềm tôn kính là “Bà Chúa Kho”.
Đền Bà Chúa Kho Ngày Nay
Mặc dù ngoài Cô Mễ còn có một số nơi cũng thờ các nhân vật khác được tôn gọi Bà Chúa Kho nhưng do điều kiện xã hội vùng Kinh Bắc, do sự thuận lợi giao lưu trong vùng và do cả khuynh hướng tập trung vào các nữ thần mà Bà Chúa Kho ở Cô Mễ trở nên quen thuộc hơn, được biết đến nhiều hơn.
Từ những điều đó, như thành thông lệ quen thuộc, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, năm cũ qua đi, năm mới đến, người ta lại đổ về Đền Cô Mễ lễ bái để trả nợ Bà Chúa Kho năm cũ và vay tiền Bà Chúa Kho để làm ăn cho năm mới.

Đôi Lời Nhắc Nhở:
Khi thực hiện các nghi thức hành lễ cầu khấn tại các nơi thờ tự nói chung (nhà thờ, chùa, phủ, đền, miếu, điện,…) và đi xin lộc Bà Chúa Kho nói riêng, thì mọi người nên biết rằng trước tiên hành động đó là để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng phục, biết ơn cư thánh, thần, tổ tiên,… đã bảo hộ cho dân an quốc thái, cho đất nước giàu mạnh, cho xã hội ổn định, phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Sau đó mới là ước nguyện cho gia đình, cho bản thân những điều tốt lành, bình an, may mắn.
Như thế, việc cúng lễ mới thực sự mang ý nghĩa tâm linh cao đẹp, hướng tới cái thiện. Cha ông ta từ xưa đã có câu nhắc nhở rằng:
“Ta về ta lễ đền ta,
Linh thiêng phúc đức đều là tại tâm”.
Xem Thêm: Các quy tắc chung khi đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ bạn nên tìm hiểu
Cửa Hàng Lệ Nguyệt:
Hotline: 0987.662.123
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Email: kiencome@gmail.com
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội