Cứ vào ngày 14 tháng giêng hàng năm thì giới doanh nhân lại rủ nhau kéo về vùng núi Bắc Ninh, để làm theo tục lệ vay tiền Bà Chúa Kho làm ăn. Sau một năm cày bừa và có sự trợ giúp của Bà, những người làm kinh doanh phải quay về để trả lễ. Đó là lí do vì sao trong dân gian lưu truyền một câu nói rất nổi tiếng đó là: “Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”.

Vén màn về sự tích đền Bà Chúa Kho
Thuyết minh Đền Bà Chúa Kho: Khi xưa, vào thời vua Lý Thường Kiệt, bà Chúa Kho là một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, rất giỏi tổ chức sản xuất và dự trữ lương thực, cũng như trông chừng kho tàng quốc gia. Không những vậy, bà còn có công dồn dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng. Từ đó, người dân được khai khẩn ruộng hoang, làm nông nghiệp.
Để rồi sau này, bà được sắc phong làm hoàng hậu dưới triều Lý, có công giúp vua kinh bang tế thế, giữ gìn kho lương. Không may sau đó, bà bị giặc phát hiện trong lúc đang phát lương cứu giúp dân chúng, nên bà đã bị phát hiện. Để ghi ơn chiến công và cái chết của bà, vua đã phong bà là Phúc Thần. Sau đó, nhân dân Cô Mễ đã ghi ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho, từ đó mà cái tên đền Bà Chúa Kho ra đời và vang danh khắp nơi.

Trong tín ngưỡng người Việt, hình ảnh Bà Chúa Kho hiện ra rất thú vị. Bởi vì bà vừa là nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử rất có tiếng. Việc suy tôn Bà vừa mang ý nghĩa của việc sùng bái nữ thần, mà còn vừa tôn vinh người anh hùng dân tộc có công khai phá đất đai, gầy dựng cộng đồng và hy sinh hết tính mạng để bảo vệ dân chúng.
Hành động này đã phản ánh đời sống tín ngưỡng, tâm linh trong truyền thống văn hóa của người Việt, luôn đi liền với việc tôn thờ, ghi công người có công với đất nước. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là truyền thuyết về Bà Chúa Kho đã phản ánh được một phần lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Do ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ảnh hưởng một cách sâu sắc, còn ban thờ thì được bố trí theo tín ngưỡng Tứ Phủ. Trong đó, 3 vị tam tòa thánh mẫu ngự ở vị trí chính, xung quanh đều là ban chầu bà, ban đức ông. Còn tầng phía dưới, bên ngoài thì dành cho công đồng tứ phủ, gồm 2 vị: ông hoàng bơ và ông hoàng bảy. Còn tầng dưới cùng đặt bát bộ sơn trang.
Bên cạnh đó, ở tầng cao trong cùng, sau ban thờ tam tòa thánh mẫu chính là pho tượng Bà Chúa Kho được đúc bằng đồng nguyên khối, mang tôn hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Khách hành hương đến đây ngoài việc tỏ lòng sùng bái, còn cầu tài lộc bằng cách vay tiền xin lộc Bà.
Tục lệ vay tiền Bà Chúa Kho
Tục lệ vay tiền Bà Chúa Kho đã giúp khu vực này thu hút khách hành hương mỗi năm về đây với con số không tưởng. Tiền vay là tiền âm phủ, hoặc vàng mã tượng trưng.

Thông thường, Bà rất hào phóng, có vay có trả, vô cùng sòng phẳng, bởi tính cả lời lãi và người vay cũng biết cách tạ lễ. Tập tục vay tiền âm không chỉ có ở đền Bà Chúa Kho, mà vốn đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tâm linh người Việt và vốn dĩ không thể giải thích nổi.
Đối với những người có đời sống tâm linh phong phú thì tín ngưỡng này lại mang một ý nghĩa sâu sắc, tạo nên thế giới quan độc đáo cho riêng họ. Ở một khía cạnh khác, niềm tin tôn giáo này mang đến một ý nghĩa giáo dục đạo đức tinh túy, con người từ đó mà biết cách sống lương thiện hơn, biết nhớ ơn người đã hi sinh cho mình.
Do đó, nếu đứng trên góc độ tín ngưỡng, thì việc vay tiền không bị ràng buộc trong thủ tục ở trần tục, mà chỉ làm văn tự hoặc dùng luật, đã bị ràng buộc trong niềm tin tâm linh. Cho nên, những cuộc vay tiền như thế không bị quỵt, bị bùng như ở trần gian. Vì vậy, tập tục này luôn có giá trị trong việc nuôi dưỡng tinh thần văn hóa, giáo dục con người sống theo đạo lý, có nhân cách đẹp, làm ăn đàng hoàng tử tế.
Nói về độ tuổi của đền thì đến nay vẫn chưa xác định được vì nó quá lâu đời. Từ thời Pháp thuộc, đền Bà Chúa Kho được nhiều dân làm ăn kinh doanh đến từ các tỉnh thành phía bắc tìm về đây, khấn lễ, chiêm bái, tuy quy mô đền lúc đó còn rất nhỏ và đơn sơ. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm chiếm và cho xây dựng nhà máy giấy Đông Dương tại núi Kho này!
Nhà máy này có quy mô rộng lớn, phủ toàn bộ quả núi. Người Pháp khi ấy đã có ý định dở bỏ toàn bộ ngôi đền nhưng họ lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương. Và thế là ngôi đền tồn tại qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng vẫn đứng vững cho đến ngày nay.
xem thêm: Khám phá bí ẩn nghi lễ vay tiền Bà Chúa Kho
Cửa Hàng Lệ Nguyệt (Gia đình bán đồ lễ đầu tiên tại Đền Bà Chúa Kho)
Địa Chỉ: Khu Cô Mễ – Phường Vũ Ninh – Thành Phố Bắc Ninh
Hotline: 0987.662.123 (Cô Nguyệt)
Email: denbachuakho.com.vn@gmail.com
Trang Chủ: https://denbachuakho.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng Phú Thọ cho du khách thăm quan lần đầu
Chùa Keo Thái Bình: Ngôi chùa lâu đời có nét đẹp cổ kính tại Việt Nam
Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội
Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội